Đặc trưng của các nhà máy, khu công nghiệp là: diện tích rộng, có nhiều vật cản như tòa nhà văn phòng, nhà máy xây dựng kiên cố … Nên khi lựa chọn bộ đàm cho nhà máy khu công nghiệp, chúng ta cần chú ý đến cự ly hoạt động của bộ đàm.
Ví dụ: bộ đàm truyền thống (bộ đàm sử dụng công nghệ analog và digital), thì phạm vi thu – phát sóng giữa 2 bộ đàm từ 1 – 2 km; tùy theo địa hình có nhiều vật cản hay không.
Hiện nay, có 2 giải pháp để xây dựng hệ thống bộ đàm cho nhà máy khu công nghiệp:
– Bộ đàm truyền thống: sử dụng công nghệ analog và digital; với các hãng cung cấp như: bộ đàm Kenwood, bộ đàm Motorola, bộ đàm Icom, bộ đàm HYT …
– Bộ đàm 3G: lắp sim 3G, sử dụng sóng điện thoại hoặc wifi
Hãy cùng Vietnam Telecom đi tìm hiểu ngay 2 giải pháp này, chắc chắn bạn sẽ dễ dàng lựa chọn cho mình một hệ thống bộ đàm phù hợp.
Nội dung bài viết
1.Máy bộ đàm truyền thống (analog & digital) – bộ đàm cho nhà máy, khu công nghiệp
a. Bộ đàm truyền thống là gì?
Bộ đàm truyền thống là bộ đàm sản xuất theo công nghệ analog và digital; các bộ đàm đàm thoại với nhau bằng cách sử dụng sóng vô tuyến có cùng tần số UHF hoặc VHF.
Bộ đàm tần số UHF có đặc tính xuyên vật cản tốt, nên được dùng cho môi trường có nhiều vật cản như ở khu công nghiệp, trong thành phố … Bộ đàm VHF truyền xa hơn nhưng khả năng xuyên vật cản kém, nên thường dùng ở những môi trường ít vật cản như: ở nông thôn, nơi có ít vật cản.
Bộ đàm truyền thống trước khi sử dụng cần phải đăng ký tần số với cục tần số vô tuyến; cài đặt tần số và cài đặt kênh cho bộ đàm.
Tại nhà máy và khu công nghiệp, chúng ta nên lựa chọn bộ đàm tần số UHF sẽ thu – phát sóng tốt hơn.
b. Bộ đàm truyền thống hoạt động như thế nào?
-
Các bộ đàm cầm tay đàm thoại trực tiếp với nhau:
Bộ đàm cầm tay thường được thiết kế với công suất 5W, cự ly thu – phát sóng trong khoảng từ 1-2 km tùy thuộc môi trường. Vì vậy ở các nhà máy có diện tích vừa phải chúng ta mới sử dụng được phương án này nhé.
Bình thường bộ đàm ở chế độ nhận; khi muốn phát thông báo, bạn chọn kênh cần liên lạc; ấn giữ phím PTT và nói để phát. Âm thanh sẽ được bộ đàm thu lại, xử lý rồi truyền đến anten của bộ đàm để phát đi với tần số UHF/ VHF đã đăng ký.
Tại các bộ đàm khác cùng kênh với bộ đàm phát; tín hiệu được anten thu lại, xử lý rồi phát âm thanh ra loa thông báo.
-
Các bộ đàm cầm tay liên lạc thông qua trạm chuyển tiếp tín hiệu
Tại nhà máy và khu công nghiệp có diện tích rộng; bộ đàm cầm tay không thể thu – phát sóng trực tiếp cho nhau được. Chúng ta sẽ lắp thêm các trạm chuyển tiếp tín hiệu (Trạm repeater); cùng với cột anten cao để tăng vùng phủ sóng cho bộ đàm.
Như hình bên trên chúng ta giả sử đã cài đặt cho bộ đàm 1, 2 và 3 có cùng 1 kênh. Khi bộ đàm 1 muốn phát thông báo, người dùng sẽ ấn giữ phím PTT và nói để phát. Âm thanh sẽ được bộ đàm 1 thu lại, xử lý và truyền lên anten để phát đi với công suất khoảng 5W. Tín hiệu từ bộ đàm 1 sẽ được trạm repeater thu lại, khuếch đại rồi phát đi với công suất tư 45-50W đến các bộ đàm khác có cùng kênh.
Tại bộ đàm 2 và 3, anten sẽ thu lại tín hiệu từ trạm repeater, xử lý và phát ra loa. Khi bộ đàm 2 hoặc 3 muốn phát thông báo, tín hiệu cũng sẽ được gửi đến trạm repeater; khếch đại rồi phát đi cho các bộ đàm khác cùng kênh.
Tùy theo chiều cao của cột anten sẽ quyết định vùng phủ sóng của hệ thống bộ đàm. Đối với nhà máy và khu công nghiệp có diện tích rất rộng; chúng ta có thể lắp nhiều hơn 1 trạm repeater để đảm bảo tín hiệu ổn định.
c. Ưu điểm và nhược điểm của bộ đàm truyền thống
-
Ưu điểm:
– Bộ đàm truyền thống là một hệ thống độc lập sử dụng tần số vô tuyến UHF hoặc VHF để liên lạc. Quản lý và sử dụng đơn giản, không yêu cầu người sử dụng phải am hiểu về kỹ thuật hay công nghệ. Sử dụng cho bảo vệ hoặc nhân viên ở nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp rất tiện lợi, liên lạc nhanh chóng.
– Bộ đàm truyền thống ra đời sớm, nên có nhiều hãng và nhiều mức giá để lựa chọn; từ dòng bộ đàm giá rẻ đến các dòng bộ đàm cao cấp. Hiện nay có các thương hiệu như: bộ đàm Kenwood, bộ đàm Motorola; bộ đàm Icom, bộ đàm HYT, bộ đàm Vertex , bộ đàm Moto …
-
Nhược điểm
– Cần đăng ký tần số với cục tần số vô tuyến mới sử dụng được;và sẽ mất phí sử dụng tần số hàng năm từ 5- 10 triệu/tần số/năm;tùy thuộc vào số tần số và nơi sử dụng tần số.
– Do bộ đàm truyền thống bị giới hạn về khoảng cách, nên ở nhà máy và khu công nghiệp rộng lớn;thì chi phí đầu tư ban đầu để xây dựng hệ thống sẽ cao.
– Bộ đàm sử dụng công nghệ băng hẹp với băng thông: 6,25 kHz, 12,5kHz, 25kHz tùy theo dòng thiết bị. Với 1 tần số, tại cùng 1 thời điểm chỉ có 1 luồng tín hiệu phát/ thu; đồng nghĩa với việc chỉ có 1 bộ đàm được phát, các bộ đàm khác sẽ ở chế độ thu. Băng thông giống như 1 con đường, nếu cùng 1 lúc có nhiều người muốn đi thì sẽ khiến cho đường bị tắc. Vì vậy với những đơn vị có tần suất sử dụng bộ đàm liên tục và sử dụng nhiều máy bộ đàm; chúng ta cần đăng ký nhiều tần số hơn, dẫn tới tăng chi phí tần số.
– Không có sẵn chức năng ghi âm cuộc đàm thoại, nếu bạn muốn ghi âm; bạn cần đầu tư thêm thiết bị ghi âm bộ đàm nữa nhé.
– Không tích hợp chức năng định vị vị trí: bạn sẽ không quản lý được lịch trình di chuyển và vị trí của nhân viên. Đặc biệt là bộ phận bảo vệ phải di chuyển thường xuyên.
– Ở bộ đàm truyền thống sẽ hay gặp hiện tượng nhiễu xuyên kênh, trùng tần số; âm thanh không được trong như bộ đàm 3G do hạn chế về công nghệ.
2. Máy bộ đàm cầm tay 3G – bộ đàm cho nhà máy khu công nghiệp
a. Bộ đàm cầm tay 3G là gì?
Bộ đàm 3G hay còn gọi là bộ đàm IP, là dòng bộ đàm thế hệ mới nhất, hiện đại nhất hiện nay. Tín hiệu đàm thoại được mã hóa và truyền/ nhận cực kỳ bảo mật thông qua giao thức internet (IP – Internet protocol).
Các bộ đàm cầm tay gọi cho nhau thông qua sóng điện thoại (2G, 3G, 4G) hoặc sóng wifi. Quản lý toàn bộ thông tin về máy bộ đàm như: trạng thái bận/ rỗi, lịch trình di chuyển, file ghi âm cuộc đàm thoại, vị trí của bộ đàm … qua giao diện cloud trên máy tính.
Với công nghệ phức tạp, tiên tiến và thịnh hành nhất hiện giờ nhưng với người dùng cuối lại vô cùng đơn giản khi sử dụng. Bạn cứ hình dung chiếc bộ đàm truyền thống được cắm sim 3G hoặc kết nội Wifi, chọn kênh và có thể đàm thoại với những máy bộ đàm internet khác cùng kênh trong hệ thống trên phạm vi toàn cầu
Cách đàm thoại thì hoàn toàn đơn giản như bộ đàm truyền thống.
b. Bộ đàm cầm tay 3G hoạt động như thế nào?
Bộ đàm 3G sử dụng sóng điện thoại hoặc wifi, nơi nào có sóng điện thoại hoặc wifi thì sử dụng được. Khi mua bộ đàm, bạn chỉ cần cài đặt kênh/ nhóm cho bộ đàm qua giao diện cloud trên máy tính cực kỳ đơn giản. Sau đó sử dụng bình thường như bộ đàm truyền thống; không cần đăng ký tần số, không cần lắp thêm trạm repeater hay cột anten.
Bộ đàm 3G có đầy đủ chức năng của bộ đàm truyền thống; ngoài ra còn có thêm các chức năng như: định vị vị trí, ghi âm cuộc đàm thoại, ghi lại lịch trình di chuyển, hiển thị trạng thái của bộ đàm ….
c. Ưu điểm và nhược điểm của bộ đàm 3G
-
Ưu điểm:
– Không giới hạn khoảng cách, sóng điện thoại và wifi ở đâu;thì nơi đó đều sử dụng được bộ đàm 3G.
Ví dụ: nếu bạn có nhà máy tại Bắc Ninh, văn phòng ở Hà Nội hoặc ở Hồ Chí Minh; thì nhân viên ở các văn phòng của bạn vẫn liện lạc với nhau qua bộ đàm 3G bình thường được.
– Chi phí đầu tư ban đầu thấp: bạn chỉ cần mua máy bộ đàm về, cài đặt là dùng được; không chi phí sử dụng tần số, không chi phí xây dựng trạm repeater, không chi phí bảo trì hệ thống.
– Sử dụng công nghệ băng rộng và nền tảng thiết bị sẵn có của mạng viễn thông và mạng internet. Bạn sẽ không phải lo lắng khi cần mở rộng hệ thống hoặc cần liên lạc thường xuyên; bạn muốn sử dụng bao nhiêu máy bộ đàm trong hệ thống cũng được.
– Tích hợp sẵn chức năng ghi âm 2 chiều các cuộc đàm thoại,;nghe file ghi âm trực tiếp trên máy tính.
– Tích hợp sẵn định vị, ghi lại lịch trình di chuyển; hiển thị trạng thái hoạt động của bộ đàm. Việc quản lý bộ đàm thực sự đơn giản và tiện lợi khi bạn muốn kiểm tra lại.
– Không gặp phải tình trạng nhiễu xuyên kênh,;trùng tần số, bảo mật tuyệt đối.
– Có thể cài đặt, quản lý và giám sát;toàn bộ thông qua giao diện cloud trên máy tính. Khi cần cài đặt, hỗ trợ, … kỹ thuật của Vietnam Telecom có thể hỗ trợ từ xa qua Ultravier hoặc Teamvier. Tiết kiệm chi phí đi lại và bảo trì hệ thống, xử lý nhanh chóng tất cả các tình huống.
-
Nhược điểm
Bộ đàm 3G là dòng sản phẩm thế hệ mới, hiện nay có nhiều hãng;đang trong quá trình sản xuất, mà chưa đưa sản phẩm ra thị trường. Vì vậy người dùng có ít lựa chọn hơn dòng bộ đàm truyền thống.
Với những tư vấn và chia sẻ trên đây, chúng tôi hy vọng có thể;mang đến cho Quý khách những kiến thức hữu ích, trong việc;lựa chọn bộ đàm cho nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất …
Để được tư vấn về các giải pháp bộ đàm một cách chính xác và hiệu quả nhất, bạn hãy liên hệ ngay với số hotline 0932 352 866 hoặc xem thông tin hỗ trợ tại đây
—–
📌📌 Vietnam Telecom được Thành lập từ năm 1995. Chúng tôi là nhà cung cấp thiết bị an ninh hàng đầu Việt Nam và châu Á. Các sản phẩm cung cấp bao gồm: Máy bộ đàm, Các thiết bị taxi, Camera giám sát, phụ kiện…
=============
👉👉 Liên hệ ngay để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất:
🌎Website: www.thegioibodam.vn
☎️Hotline: 0932 352 866
Bình luận