Các công trình xây dựng với đặc điểm địa hình phức tạp: hoặc là xây dựng các tòa nhà cao tầng như khách sạn, tòa cao ốc; hoặc là xây dựng các công trình trên diện tích rộng lớn như cầu đường, nhà máy, cầu cảng … Việc liên lạc thường xuyên bằng bộ đàm giúp cho công việc được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Vậy lựa chọn bộ đàm công trình xây dựng như thế nào để đạt được hiệu quả trong công việc và thuật tiện cho người sử dụng?
Bạn hãy cùng Vietnam Telecom tìm hiểu ngay về các giải pháp bộ đàm dùng cho công trình xây dựng nhé.
Nội dung bài viết
1. Bộ đàm truyền thống (analog hoặc digital) dùng cho công trình xây dựng
Chắc hẳn bạn đã nghe rất nhiều đến các thương hiệu bộ đàm như: bộ đàm Kenwood, bộ đàm Kirisun, bộ đàm Motorola, bộ đàm Icom, bộ đàm HYT, bộ đàm Moto … Những sản phẩm thông dụng của các thương hiệu này chính là dòng bộ đàm được sản xuất theo công nghệ analog và digital; hay còn gọi là bộ đàm truyền thống.
Ví dụ: Bộ đàm Kenwood TK 2000/ TK 3000 (bộ đàm analog)
Bộ đàm Kenwood NX 240/ NX 340 (bộ đàm digital & analog)
-
Các bộ đàm liên lạc với nhau như thế nào?
Các bộ đàm này liên lạc với nhau dựa trong sóng vô tuyến tần số UHF hoặc tần số VHF. Bộ đàm tần số UHF có đặc tính xuyên vật cản tốt, nên được dùng cho môi trường có nhiều vật cản như ở trong thành phố, tòa nhà cao tầng, công trình xây dựng … Bộ đàm VHF truyền xa hơn nhưng khả năng xuyên vật cản kém, nên thường dùng ở những môi trường ít vật cản như: ở nông thôn, nơi có ít vật cản.
Bộ đàm truyền thống trước khi sử dụng cần phải đăng ký tần số với cục tần số vô tuyến; cài đặt tần số và cài đặt kênh cho bộ đàm.
Tại các công trình xây dựng, chúng ta nên lựa chọn bộ đàm tần số UHF sẽ thu – phát sóng tốt hơn.
-
Cực ly liên lạc của bộ đàm cầm tay truyền thống là bao nhiêu?
Bộ đàm cầm tay truyền thống với công suất thông dụng là 5w sẽ có phạm vi thu – phát sóng khoảng từ 1-3 km; tùy theo địa hình có nhiều vật cản hay không.
Với công trình nhà cao tầng có nhiều vật cản, nên cự ly liên lạc của bộ đàm được khoảng 30 tầng. Bộ đàm số (bộ đàm digital) sẽ có khả năng thu – phát sóng tốt hơn so với bộ đàm analog.
Khi các công trình có diện tích rộng, hoặc công trình tòa nhà cao trên 30 tầng; nếu sử dụng bộ đàm truyền thống, bắt buộc chúng ta phải lắp trạm chuyển tiếp tín hiệu (trạm repeater) và dựng cột anten để tăng phạm vi thu – phát sóng.
Chúng ta hãy xem xét mô hình kết nối bộ đàm qua trạm repeater:
Bình thường, các bộ đàm ở trạng thái nhận tín hiệu. Khi bộ đàm 1 muốn phát thông báo đến các bộ đàm còn lại: tín hiệu từ bộ đàm 1 phát đi sẽ được trạm repeater thu lại; khếch đại rồi phát đi với công suất 40 – 50W đến các bộ đàm khác trong hệ thống. Các bộ đàm đều liên lạc với nhau thông qua trạm chuyển tiếp tín hiệu.
-
Ưu điểm của bộ đàm truyền thống khi dùng cho công trình xây dựng
– Bộ đàm truyền thống là một hệ thống độc lập sử dụng tần số vô tuyến UHF hoặc VHF để liên lạc. Quản lý và sử dụng đơn giản, không yêu cầu người sử dụng phải am hiểu về kỹ thuật hay công nghệ.
– Bộ đàm truyền thống ra đời sớm, nên có nhiều hãng và nhiều mức giá để lựa chọn; từ dòng bộ đàm mẫu mã đơn giản giá rẻ đến các dòng bộ đàm cao cấp.
-
Nhược điểm của bộ đàm truyền thống khi dùng cho công trình xây dựng
– Cần đăng ký tần số với cục tần số vô tuyến mới sử dụng được; và sẽ phất phí sử dụng tần số hàng năm từ 5- 10 triệu/tần số/năm; tùy thuộc vào số tần số và nơi sử dụng tần số.
– Khi trang bị bộ đàm truyền thống cho các công trình tòa nhà cao trên 30 tầng; hoặc có diện tích rộng thì cần lắp trạm repeater nên chi phí đầu tư ban đầu để xây dựng hệ thống sẽ cao.
– Do ra đời sớm và khá phổ biến, nên bộ đàm truyền thống có rất nhiều hàng nhái, hàng giả; chất lượng không được kiểm định và khó phân biệt bằng mắt thường.
– Không có sẵn chức năng ghi âm cuộc đàm thoại, nếu bạn muốn ghi âm; bạn cần đầu tư thêm thiết bị ghi âm bộ đàm nữa nhé.
– Không tích hợp chức năng định vị vị trí: bạn sẽ không quản lý được lịch trình di chuyển và vị trí của nhân viên. Đặc biệt là bộ phận bảo vệ phải di chuyển thường xuyên.
– Ở bộ đàm truyền thống sẽ hay gặp hiện tượng nhiễu xuyên kênh, trùng tần số; âm thanh không được trong như bộ đàm 3G do hạn chế về công nghệ.
2. Bộ đàm 3G dùng cho công trình xây dựng
Bộ đàm 3G hay còn gọi là bộ đàm IP, là dòng bộ đàm thế hệ mới nhất, hiện đại nhất hiện nay. Bộ đàm sử dụng sim 3G của các mạng Viettel, Vina, Mobi … để đàm thoại, định vị vị trí …
Với công nghệ phức tạp, tiên tiến và thịnh hành nhất hiện giờ nhưng với người dùng cuối lại vô cùng đơn giản khi sử dụng. Bạn cứ hình dung chiếc bộ đàm truyền thống được cắm sim 3G hoặc kết nội Wifi, chọn kênh và có thể đàm thoại với những máy bộ đàm internet khác cùng kênh trong hệ thống trên phạm vi toàn cầu
Cách đàm thoại thì hoàn toàn đơn giản như bộ đàm truyền thống.
-
Các bộ đàm 3G liên lạc với nhau như thế nào?
Các bộ đàm cầm tay gọi cho nhau thông qua sóng điện thoại (2G, 3G, 4G) hoặc sóng wifi. Quản lý toàn bộ thông tin về máy bộ đàm như: trạng thái bận/ rỗi, lịch trình di chuyển, file ghi âm cuộc đàm thoại, vị trí của bộ đàm … qua giao diện cloud trên máy tính.
Sau khi cài đặt, người sử dụng bộ đàm gọi cho nhau để đàm thoại như bộ đàm thông truyền thống. Chọn kênh đàm thoại bằng nút xoay hoặc ấn bàn phím bộ đàm nếu bộ đàm có bàn phím.
-
Cực ly liên lạc của bộ đàm cầm tay 3G là bao nhiêu?
Bộ đàm 3G liên lạc với nhau qua sóng điện thoại hoặc wifi, vì vậy không bị giới hạn về khoảng cách. Đối với các công trình xây dựng lớn hay nhỏ, dùng bộ đàm cầm tay 3G thật sự hiệu quả và tiện dụng. Bạn không cần phải lắp trạm chuyển tiếp tín hiệu, xây dựng cột anten … vì bộ đàm 3G sử dụng nền tảng mạng viễn thông sẵn có của các nhà mạng Viettel, Vina …
-
Ưu điểm của bộ đàm 3G khi dùng cho công trình xây dựng
– Không giới hạn khoảng cách, dù công trình của bạn lớn như thế nào đi nữa, chỉ cần có bộ đàm 3G mọi vấn đề liên lạc sẽ được giải quyết.
– Chi phí đầu tư ban đầu thấp: bạn chỉ cần mua máy bộ đàm về, cài đặt là dùng được; không chi phí sử dụng tần số, không chi phí xây dựng trạm repeater, không chi phí bảo trì hệ thống.
– Tích hợp sẵn chức năng ghi âm 2 chiều các cuộc đàm thoại, nghe file ghi âm trực tiếp trên máy tính. Nếu bạn không muốn ghi âm, bạn có thể tắt chức năng ghi âm nhé.
– Tích hợp sẵn định vị, ghi lại lịch trình di chuyển; hiển thị trạng thái hoạt động của bộ đàm. Việc quản lý bộ đàm thực sự đơn giản và tiện lợi khi bạn muốn kiểm tra lại.
– Sử dụng bộ đàm 3G cũng không gặp phải tình trạng nhiễu xuyên kênh, trùng tần số, bảo mật tuyệt đối.
Và còn rất nhiều ưu điểm khác của bộ đàm cầm tay 3G đang chờ bạn khám phá.
-
Nhược điểm của bộ đàm 3G khi dùng cho công trình xây dựng
Bộ đàm 3G là dòng sản phẩm thế hệ mới, hiện nay có nhiều hãng đang trong quá trình sản xuất, mà chưa đưa sản phẩm ra thị trường. Vì vậy người dùng có ít lựa chọn hơn dòng bộ đàm truyền thống.
Với những tư vấn và chia sẻ trên đây, chúng tôi hy vọng có thể mang đến cho Quý khách những kiến thức hữu ích, trong việc lựa chọn bộ đàm công trình xây dựng.
Để được tư vấn về các giải pháp bộ đàm một cách chính xác và hiệu quả nhất, bạn hãy liên hệ ngay với số hotline 0932 352 866 hoặc xem thông tin hỗ trợ tại đây
—–
📌📌 Vietnam Telecom được Thành lập từ năm 1995. Chúng tôi là nhà cung cấp thiết bị an ninh hàng đầu Việt Nam và châu Á. Các sản phẩm cung cấp bao gồm: Máy bộ đàm, Các thiết bị taxi, Camera giám sát, phụ kiện…
=============
👉👉 Liên hệ ngay để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất:
🌎Website: www.thegioibodam.vn
☎️Hotline: 0932 352 866
Bình luận