Danh mục

Bộ đàm dùng cho khách sạn, resort, quần thể du lịch nghỉ dưỡng, các tòa nhà cao tầng

Chúng ta hãy đi xem xét vấn đề cần quan tâm khi trang bị bộ đàm dùng cho khách sạn, resort, quần thể du lịch nghỉ dưỡng, các tòa nhà cao tầng … để nhân viên và bảo vệ dùng. Hiện tại đang có 2 giải pháp bộ đàm dùng cho khách sạn, resort, tòa nhà cao tầng … Đó là bộ đàm truyền thống (analog và digital) sử dụng tần số UHF và VHF; và bộ đàm 3G sử dụng wifi và sóng điện thoại.

Hãy cùng Vietnam Telecom đi tìm hiểu về hai giải pháp này, xem chúng có những ưu điểm và nhược điểm gì nhé.

1. Hệ thống bộ đàm cầm tay truyền thống

Bộ đàm truyền thống (analog và digital) là hệ thống thiết bị liên lạc với nhau qua tần số vô tuyến UHF hoặc VHF. Trên mỗi bộ đàm đều có anten UHF hoặc VHF để thu và phát tín hiệu với một tần số cố định được cài đặt sẵn. Cần đăng ký tần số với Cục tần số vô tuyến điện, cài đặt tần số, thiết lập kênh để sử dụng. Bình thường bộ đàm ở chế độ thu; khi muốn phát thông báo, bạn chọn kênh và ấn giữ phím PTT để phát.

Mô hình kết nối của trạm chuyển tiếp tín hiệu với bộ đàm

Sơ đồ kết nối bộ đàm truyền thống sử dụng trạm chuyển tiếp tín hiệu (Repeater)

Đặc điểm của hệ thống bộ đàm cầm tay truyền thống

  • Có nhiều dòng thiết bị với nhiều mức giá từ giá thấp đến cao để lựa chọn

Bộ đàm truyền thống ra đời sớm, vì vậy có rất nhiều hãng cung cấp, với nhiều model tương ứng với các mức giá khác nhau; khiến người tiêu dùng có nhiều lựa chọn bộ đàm phù hợp với nhu cầu sử dụng và túi tiền của mình.

Giá cả của bộ đàm phụ thuộc nhiều vào nhiều yếu tố như: thương hiệu, chất lượng và độ ổn định của sản phẩm, tính năng, độ thẩm mỹ … Các thương hiệu mà chúng ta thường thấy như: Kenwood, Motorola, Icom, HYT, Vertex …

  • Chi phí đầu tư ban đầu

Tùy thuộc vào phạm vi hoạt động của bộ đàm, độ cao của khách sạn, tòa nhà …; mà chúng ta sẽ có phương án sử dụng bộ đàm truyền thống phù hợp nhất.

Đối với những tòa nhà cao dưới 30 tầng và chỉ có 1 tầng hầm, thường chúng ta chỉ cần mua bộ đàm và cài đặt tần số, kênh là có thể sử dụng được. Không cần phải xây dựng trạm chuyển tiếp tín hiệu, cột anten. Tuy nhiên vẫn phải dựa trên khảo sát thực tế để quyết định; do kiến trúc của mỗi một tòa nhà được thiết kế khác nhau.

Đối với tòa nhà trên 30 tầng, hoặc dưới 30 tầng nhưng lại có 2 tầng hầm trở lên; thì cần phải lắp đặt trạm chuyển tiếp tín hiệu, cột anten để tăng vùng phủ sóng. Do tầng hầm kín và sóng vô tuyến UHF và VHF bị ảnh lớn bởi vật cản. Ở đây, bạn chắc chắn cần các kỹ thuật bộ đàm đi khảo sát thực tế rồi. Hoặc bạn có thể lựa chọn phương án dùng bộ đàm 3G để không cần phải xây dựng trạm chuyển tiếp tín hiệu và anten.

Vậy chi phí đầu tư ban đầu khi xây dựng hệ thống bộ đàm truyền thống cần có:

– Chi phí mua máy bộ đàm cầm tay

– Chi phí mua và lắp đặt trạm chuyển tiếp tín hiệu (Trạm repeater) và cột anten

  • Chi phí duy trì

Bộ đàm truyền thống thu/ phát tín hiệu dựa trên tần số vô tuyến UHF hoặc VHF. Tần số này cần đăng ký sử dụng với cục tần số vô tuyến trước khi sử dụng, lệ phí xin cấp giấy phép hiện nay là 600.000 đ/ lần cấp phép. Phí duy trì tần số từ 5 – 10 triệu/ năm/ tần số hoặc hơn, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:

– Số tần số sử dụng

– Băng thông của tần số (Phụ thuộc vào thiết bị bộ đàm): băng thông 6,25kHz, 12,5 kHz, hay 25 kHz

– Tỉnh thành nơi bạn đăng ký sử dụng tần số: càng ở các thành phố lớn thì phí sử dụng tần số càng cao.

Vậy phí duy trì hàng tháng gồm:

– Phí sử dụng tần số

– Phí bảo trì hệ thống (nếu có)

  • Khoảng cách thu/ phát của bộ đàm truyền thống

Bộ đàm truyền thống (analog và digital) sử dụng tần số UHF và VHF bị giới hạn về khoảng cách liên lạc. Khoảng cách liên lạc giữa các bộ đàm công suất 5w thường từ 1-3 km tùy môi trường có nhiều vật cản hay ít.

Vậy để tăng phạm vi phủ sóng cho bộ đàm, bắt buộc chúng ta phải lắp thêm trạm chuyển tiếp tín hiệu (repeater); và lắp thêm cột anten phát sóng cho bộ đàm. Việc thi công ở các tòa nhà cao tầng cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn; và phải cần cán bộ khảo sát thật kỹ trước khi thi công lắp đặt. Điều này dẫn tới phát sinh về chi phí đầu tư ban đầu và chi phí bảo trì hệ thống.

2. Bộ đàm 3G – bộ đàm dùng cho khách sạn, resort, tòa nhà cao tầng

Bộ đàm 3G (bộ đàm IP) là hệ thống thiết bị liên lạc với nhau qua sóng điện thoại (2G, 3G, 4G) hoặc wifi; nơi nào có sóng điện thoại hoặc wifi, nơi đó sử dụng được bộ đàm 3G. Không sử dụng tần số nên không cần đăng ký tần số. Bộ đàm 3G tích hợp đầy đủ chức năng của bộ đàm truyền thống, ngoài ra còn thêm rất nhiều tính năng linh hoạt do sử dụng công nghệ IP. Bình thường bộ đàm ở chế độ thu; khi muốn phát thông báo, bạn chọn kênh và ấn giữ phím PTT để phát như bộ đàm truyền thống.

>> Để xem thêm về tính năng của bộ đàm 3G, mời bạn tham khảo bài viết tại đây

Mô hình kết nối bộ đàm 3G

Mô hình kết nối bộ đàm 3G

Đặc điểm của hệ thống bộ đàm cầm tay 3G

  • Có nhiều dòng thiết bị với nhiều mức giá từ giá thấp đến cao để lựa chọn

Các model bộ đàm 3G của cùng hãng sẽ khác nhau về tính năng mở rộng, các tính năng mở rộng như: có màn hình, bàn phím, camera để chụp hình hoặc quay video, … Càng nhiều tính năng thì giá bộ đàm sẽ càng cao. Tuy nhiên là thế hệ bộ đàm mới nhất, nên bộ đàm 3G hiện nay có ít hãng cung cấp hơn bộ đàm truyền thống.

Ví dụ: Bộ đàm 3G Icall model PoC555 sẽ có thêm màn hình, bàn phím so với bộ đàm model PoC380.

  • Chi phí đầu tư ban đầu

Đối với bộ đàm 3G, chi phí đầu tư ban đầu chỉ bao gồm chi phí mua thiết bị bộ đàm 3G. Không có chi phí mua và lắp trạm repeater, cột anten như bộ đàm truyền thống.

  • Chi phí duy trì

Bộ đàm 3G không sử dụng tần số vô tuyến UHF và VHF, nên sẽ không có chi phí về tần số như bộ đàm truyền thống. Chi phí hàng tháng của bộ đàm 3G gồm:

– Chi phí sử dụng gói 3G (sử dụng để định vị thiết bị và thực điện cuộc đàm thoại).

– Chi phí server

  • Khoảng cách thu/ phát của bộ đàm 3G

Sóng điện thoại được các nhà mạng như Viettel, Vinaphone, Mobiphone … phủ sóng trên toàn quốc. Sóng wifi có mặt ở khắp nơi, đặc biệt là ở khách sạn, resort, khu nghỉ dưỡng, tòa nhà cao tầng … Nơi nào có sóng điện thoại hoặc wifi thì nơi đó sử dụng được bộ đàm 3G.

Chính vì vậy sử dụng bộ đàm 3G không hề bị giới hạn về khoảng cách, địa hình …

3. So sánh các phương án bộ đàm dùng cho khách sạn, resort …

Danh mục Bộ đàm truyền thống (analog & digital) Bộ đàm 3G ( bộ đàm IP)
Phương thức kết nối Tần số UHF hoặc VHF Sóng di dộng (2G, 3G, 4G) hoặc Wifi
Hạ tầng Trạm repeater, bộ ghép kênh, anten … Sử dụng hạ tầng của mạng di động có sẵn
Vùng phủ sóng Giới hạn, phụ thuộc vào hạ tầng thiết bị Không giới hạn
Bảo mật Thấp (dễ bị nghe nén) Cao
Xuyên nhiễu Cao Rất nhỏ
Chức năng mở rộng Không Có (GPS, tin nhắn, hình ảnh, video ..)
Băng thông Hẹp Rộng
Lập trình và hỗ trợ từ xa Không
Cách tạo nhóm Trực tiếp trên thiết bị Trực tiếp trên thiết bị hoặc qua giao diện quản lý
Ghi nhật ký Hạn chế, cần lắp thêm thiết bị khác Có (Lịch trình di chuyển,tin nhắn …)
Ghi âm Hạn chế, cần lắp thêm thiết bị khác Tích hợp sẵn

Với những tư vấn và chia sẻ trên đây, chúng tôi hy vọng có thể mang đến cho Quý khách những kiến thức hữu ích, trong việc lựa chọn bộ đàm cho khách sạn, resort, quần thể khu du lịch nghỉ dưỡng, tòa nhà cao tầng …

Để được tư vấn về các giải pháp bộ đàm một cách chính xác và hiệu quả nhất, bạn hãy liên hệ ngay với số hotline 0932 352 866 hoặc xem thông tin hỗ trợ tại đây

—–

📌📌 Vietnam Telecom được Thành lập từ năm 1995. Chúng tôi là nhà cung cấp thiết bị an ninh hàng đầu Việt Nam và châu Á. Các sản phẩm cung cấp bao gồm: Máy bộ đàm, Các thiết bị taxi, Camera giám sát, phụ kiện…

=============

👉👉 Liên hệ ngay để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất:
🌎Website: www.thegioibodam.vn
☎️Hotline: 0932 352 866


Bình luận

0932.352.866