Trải qua nhiều năm phát triển, công nghệ DMR hiện đã trở thành tiêu chuẩn bộ đàm kỹ thuật số được giới kinh doanh ưa chuộng nhất. Một chiếc bộ đàm đạt tiêu chuẩn DMR;mang lại nhiều thuận tiện hơn trong liên lạc và sử dụng tính năng.
Vậy DMR là gì? Nhờ đâu mà DMR lại trở thành công nghệ được nhiều nhà sản xuất lựa chọn đưa vào sản phẩm của mình? Cùng Vietnam Telecom tìm hiểu sâu hơn về DMR nhé!
Nội dung bài viết
- I. DMR là gì?
- II. Ưu điểm vượt trội của công nghệ DMR
- 1. Hỗ trợ hai cuộc gọi cùng lúc
- 2. Tương thích quang phổ ngược với các hệ thống có sẵn
- 3. Tăng cường gấp đôi hiệu suất trên cùng kênh được cấp phép
- 4. Thời lượng pin dài hơn và hiệu suất sử dụng năng lượng cao hơn
- 5. Hệ thống linh động thông qua việc sử dụng đồng thời các kênh TDMA
- 6. Chất lượng âm thanh tuyệt vời
- III. Một số đơn vị sản xuất bộ đàm ứng dụng công nghệ DMR hàng đầu thế giới
I. DMR là gì?
DMR (Digital Mobile Radio) là tiêu chuẩn dành cho máy bộ đàm kỹ thuật số hai chiều được ưa chuộng nhất hiện nay. Tiêu chuẩn DMR do Viện Tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu – một tổ chức phi lợi nhuận phát triển lên.
DMR không đại diện cho một dòng máy bộ đàm nhất định. DMR là một tiêu chuẩn viễn thông;dùng trong hoạt động đàm thoại và dữ liệu của máy bộ đàm di động chuyên nghiệp. Nó cũng là một tiêu chuẩn mở mà nhiều nhà sản xuất có thể lựa chọn và áp dụng.
>>>Xem thêm: 7 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng máy bộ đàm.
II. Ưu điểm vượt trội của công nghệ DMR
1. Hỗ trợ hai cuộc gọi cùng lúc
Công nghệ DMR cho phép một kênh 12.5kHz đơn;hỗ trợ cùng lúc 2 cuộc gọi độc lập nhờ vào sử dụng công nghệ đa truy nhập phân khe theo thời gian (TDMA). TDMA;giúp duy trì bề rộng của một kênh 12.5kHz;và chia kênh đó thành hai khe thời gian khác nhau là A và B. Mỗi khe thời gian A, B đóng vai trò là một đường liên lạc riêng biệt.
2. Tương thích quang phổ ngược với các hệ thống có sẵn
Công nghệ DMR sử dụng các kênh ở tần số 12.5kHz nên tính tương thích quang phổ cần thiết luôn luôn được thiết kế sẵn. Đối với sỡ hữu đơn vị xin cấp phép, cần thiết duy trì các giấy phép hiện có để đảm bảo độ tương thích ngược với các bộ đàm có sẵn và với hệ thống analog của một đơn vị khác.
3. Tăng cường gấp đôi hiệu suất trên cùng kênh được cấp phép
Công nghệ DMR cho phép bạn có hai kênh liên lạc mà chỉ cần dùng một trạm chuyển tiếp, một ăng ten và một duplexer đơn. So với các giải pháp FDMA, hai khe thời gian TDMA sẽ giúp bạn đạt được hiệu suất ở tần số 6.25 kHz mà vẫn tiết kiệm được tối đa chi phí đầu tư vào trạm chuyển tiếp và các thiết bị kết nối khác.
4. Thời lượng pin dài hơn và hiệu suất sử dụng năng lượng cao hơn
So với các model FDMA, nghiên cứu chỉ ra rằng mỗi giờ sử dụng thì các bộ đàm TDMA tiêu hao ít công suất pin hơn từ 19 đến 34%.
5. Hệ thống linh động thông qua việc sử dụng đồng thời các kênh TDMA
Công nghệ DMR cho phép bộ đàm sử dụng khe thời gian thứ hai để phát tín hiệu kênh đảo chiều. Những hướng dẫn dưới dạng tín hiệu sẽ được phát đến bộ đàm trên kênh khe thời gian thứ hai khi kênh đầu tiên đang thực hiện một cuộc gọi. Các hệ thống FDMA không có tính năng tương tự do chỉ giới hạn ở một đường liên lạc trên mỗi kênh quang phổ.
6. Chất lượng âm thanh tuyệt vời
So với công nghệ analog, công nghệ KTS DMR;có khả năng lọc tiếng ồn tốt hơn, duy trì chất lượng âm thoại ở khoảng cách xa hơn đặc biệt tại các điểm xa nhất trong diện truyền phát. Âm thanh nhận được trong và chân thực hơn,;giúp cho trải nghiệm của người sử dụng bộ đàm được tốt nhất.
III. Một số đơn vị sản xuất bộ đàm ứng dụng công nghệ DMR hàng đầu thế giới
Tại thị trường Việt Nam, hầu hết các nhà sản xuất thiết bị DMR đều là thành viên sáng lập và thành viên cao cấp của hiệp hội DMR khi hiệp hội được thành lập vào năm 2005. Trong số các doanh nghiệp đạt được nhiều thành tựu với công nghệ DMR, không thể không kể đến Motorola Solutions, Vertex Standard, Hytera và Kenwood.
Motorola Solutions và công ty thành viên Vertex Standard đạt được nhiều kết quả nổi bật nhất trong công nghệ DMR. Dòng máy bộ đàm Mototrbo của hãng Motorola và dòng bộ đàm kỹ thuật số EVX của Vertex Standard rất bền bỉ, chắc chắn, nhiều tính năng có thể nâng cấp, đáp ứng tiêu chuẩn DMR đều là những sản phẩm chủ lực của 2 hãng.
Hytera (HYT) được biết đến là doanh nghiệp top đầu trong việc đưa vào và ứng dụng công nghệ DMR. Hytera đã cho ra mắt hàng loạt các series sản phẩm,;bao gồm bộ đàm cầm tay, bộ đàm trạm chính, trạm chuyển tiếp, hệ thống trunking… Một số dòng sản phẩm nổi bật sử dụng công nghệ DMR của Hytera;như series PD60-70X, series MD70X/G, series RD90X,… đã được phát triển khá sớm từ cuối những năm 2000. Qua nhiều năm nghiên cứu và cải tiến, hiện nay Hytera đã cho ra những dòng sản phẩm ứng dụng DMR như PD705/705G, PD785/785G, MD785/785G, Rd985,…
>>> Xem thêm: Một số sản phẩm bộ đàm HYT hiện đang có mặt tại Vietnam Telecom.
Trong khi đó Kenwood lại có một phương án tiếp cận DMR chậm mà chắc. Kenwood lần lượt đưa ra dòng máy bộ đàm cầm tay TK-D200/D300 vào tháng 1 năm 2014, tiếp theo là trạm chuyển tiếp DMR ra mắt trong năm 2015. Dù cho ra các sản phẩm muộn hơn các hãng khác, Kenwood vẫn có vị trí tốt trong các sản phẩm nổi bật ứng dụng công nghệ DMR.
Không khó để thấy rằng công nghệ DMR;đã trở thành tiêu chuẩn bộ đàm kỹ thuật số được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Các hãng lớn trong lĩnh vực sản xuất bộ đàm;đã và đang cho ra càng nhiều những dòng sản phẩm bộ đàm, repeater,… đạt tiêu chuẩn DMR;với kiểu dáng và tính năng vượt trội, hứa hẹn sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
=============
Tham khảo một số thông tin liên quan:
📌📌 Vietnam Telecom chuyên cung cấp các sản phẩm máy bộ đàm, các thiết bị taxi, camera giám sát, phụ kiện bộ đàm… Hoạt động từ năm 1995 đến nay, Vietnam Telecom hiện là nhà phân phối thiết bị an ninh hàng đầu Việt Nam và châu Á. Với phương châm hoạt động “TẤT CẢ VÌ LỢI ÍCH KHÁCH HÀNG”, chúng tôi luôn tư vấn những giải pháp hiệu quả nhất cho quý khách để tối ưu chi phí và tối đa hóa lợi nhuận.
=============
👉👉 Liên hệ ngay để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất:
🌎Website: www.thegioibodam.vn
☎️Hotline: 0932 352 866
Bình luận