Dù muốn hay không thì máy bộ đàm của bạn cũng có thể rơi vào tình trạng bị lỗi, ví dụ như bị rè, bị mất tín hiệu, không nghe gọi được,….Bạn không thể lúc nào cũng ra trực tiếp cửa hàng bán hoặc sửa chữa bộ đàm để hỏi, cũng không thể lúc nào cũng nhờ tư vấn qua điện thoại được. Bạn cần biết sơ qua về các lỗi mà khi sử dụng bộ đàm bạn dễ gặp phải để biết được cách khắc phục nhanh chóng và chính xác. Vietnam Telecom sẽ hướng dẫn cách khắc phục các lỗi thường gặp ở bộ đàm trong bài viết sau đây.
Có thể bạn quan tâm:
- HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BỘ ĐÀM ĐÚNG CÁCH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
- NHỮNG LƯU Ý BẠN NÊN BIẾT KỂ CẢ KHI GIÁ BỘ ĐÀM LÀ ĐIỀU BẠN QUAN TÂM NHẤT!
Nội dung bài viết
1. Máy bộ đàm mất tín hiệu
Lỗi đột ngột mất tín hiệu ở bộ đàm thường là do bị trùng tần số với các máy khác. Nếu trong phạm vi liên lạc gần mà có doanh nghiệp hay đơn vị khác sử dụng cùng tần số với máy bộ đàm của bạn thì bạn có thể bị mất tín hiệu khi sử dụng máy. Hãy đăng ký tần số riêng cho doanh nghiệp của mình.
Lỗi này cũng có thể là do bạn ấn nút PTT quá nhanh.Cách khắc phục là bạn chỉ cần nhớ trước khi nói chuyện thì sẽ giữ nút PTT trong 3 giây, nói xong thì thả nút này ra. Thông tin bạn vừa nói sẽ được chuyển đi mà không gặp lỗi nào nữa.
2. Mất tín hiệu ở dưới hầm và khu vực trong thang máy
Khi nói chuyện bằng bộ đàm mà di chuyển xuống khu vực dưới hầm hoặc trong thang máy, bạn có thể bị mất tín hiệu. Lý do là bởi vì tần số bộ đàm bạn đang sử dụng không đủ khả năng xuyên qua những nơi có vật liệu dày bao quanh. Cách cải thiện cho tình trạng này là bạn nên lắp thêm trạm chuyển tiếp tín hiệu, tín hiệu sẽ rõ ràng hơn kể cả khi bạn ở khu vực nhiều vật cản.
3. Mất tín hiệu khi ở khoảng cách quá xa
Theo lý thuyết bộ đàm hoàn toàn có thể liên lạc 1-3km trong nội thành và 3-5km ở ngoại thành. Tuy nhiên thực tế do tình trạng đô thị hóa diễn ra vô cùng nhanh chóng, các tòa nhà cao tầng mọc lên liên tục, cũng vì thế mà nhiều vật cản hơn, khoảng cách liên lạc bộ đàm cũng sẽ bị thu hẹp lại. Khi đó nếu di chuyển ra những khu vực quá xa các máy còn lại thì sẽ bị mất tín hiệu và không thể liên lạc được.
Có 2 giải pháp, một là dựng cột anten và lắp thêm trạm chuyển tiếp tín hiệu, hai là sử dụng bộ đàm 4G không giới hạn khoảng cách. 2 cách này có những ưu nhược điểm khác nhau nên bạn nên xem xét kĩ phương pháp nào phù hợp với nhu cầu của mình hơn.
Có thể bạn quan tâm: 2 CÁCH GIẢM PHÍ ĐĂNG KÝ TẦN SỐ BỘ ĐÀM CHO DOANH NGHIỆP
4. Sai tần số
Lỗi này xảy ra khi bên cung cấp bộ đàm không cài đặt tần số của thiết bị theo đúng giấy phép tần số của bạn. Bạn nên yêu cầu nhà cung cấp bộ đàm cho bạn cài đặt lại cho đúng. Nên yêu cầu thực hiện sớm vì nếu không bạn có thể bị phạt tiền vì sử dụng tần số không đúng quy định.
5. Sai kênh
Một lỗi rất hay gặp ở những người mới bắt đầu sử dụng bộ đàm là chọn sai kênh. Bạn phải nhớ kênh mình cần liên lạc và chọn đúng kênh đó;thì mới có thể gọi và nghe chính xác. Trường hợp không nhớ được thì có thể dán mảnh giấy ghi chú;ở những nơi dễ nhìn để không bị nhầm lẫn.
6. Máy bộ đàm kêu “tút” liên tục
Lỗi này xảy ra khi bạn chưa cài đặt kênh và để trống kênh. Để khắc phục, bạn hãy yêu cầu bên cung cấp bộ đàm cài đặt sẵn kênh cho thiết bị của mình.
7. Máy bộ đàm bị rè, phát ra âm thanh lạ
Khi máy bộ đàm của bạn phát ra âm thanh lạ hay bị rè,;rất có thể do loa của thiết bị dính bụi hoặc máy chưa được chỉnh SQUEL phù hợp. Trong trường hợp này bạn có thể liên hệ với bộ phận kỹ thuật;của đơn vị cung cấp bộ đàm của bạn để vệ sinh loa máy và chỉnh SQUEL.
.
7 lỗi trên là lỗi thường thấy khi sử dụng bộ đàm. Tuy nhiên vẫn có những lỗi khác phức tạp hơn, cần thiết bộ phận kỹ thuật chuyên môn xem xét kĩ. Những trường hợp như vậy bạn nên đưa máy về trung tâm kỹ thuật bộ đàm của nhà cung cấp để được hỗ trợ bảo hành/sữa chữa tốt nhất.
Để được hỗ trợ tốt hơn về các giải pháp bộ đàm,;các bạn có thể liên hệ thông qua hotline 0932.352.866,;inbox fanpage hoặc nhắn tin trực tiếp trên website qua khung chat phía dưới cùng bên phải. Chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết nhất cho Quý khách!
Hotline: 0932 352 866
Website: www.thegioibodam.vn
Bình luận
Bình luận cho bài viết (4)