Hai loại máy bộ đàm các chủ phương tiện tàu cá thường trang bị sử dụng là Máy bộ đàm tầm xa: ICOM IC 707, ICOM IC 710, ICOM IC 718… và các loại máy bộ đàm tầm gần: Galaxy, Super Star, Sea Eagle, Onwa…
Theo quy định tại khoản 1 điều 16, Luật Tần số vô tuyến điện:Tổ chức, cá nhân sử dụng tần số vô tuyến điện, máy bộ đàm phải có giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện,; trừ trường hợp đối với thiết bị được sử dụng có điều kiện.
* Trường hợp khi sử dụng không cần có giấy phép:
Máy bộ đàm tầm gần đặt trên phương tiện nghề cá, hoạt động ở băng tần từ 26,96 MHz đến 27,41 MHz (băng tần C),; sử dụng để liên lạc giữa các phương tiện nghề cá hoạt động ở các vùng biển của Việt Nam; thì không cần có giấy phép nhưng phải tuân thủ các quy định về điều kiện kỹ thuật và khai thá;c được ban hành kèm theo Thông tư số 03/2012/TT-BTTTT ngày 20/3/2012; của Bộ Thông tin và Truyền thông (Phụ lục 12).
* Trường hợp khi sử dụng phải có giấy phép:
- Máy bộ đàm tầm gần đặt trên phương tiện nghề cá không hoạt động ở băng tần C để liên lạc các phương tiện nghề cá.
- Máy bộ đàm tầm xa đặt trên phương tiện nghề cá hoặc đặt trên bờ để liên lạc với các phương tiện nghề cá.
Nội dung bài viết
I. Hướng dẫn khai thác máy bộ đàm tầm xa:
1. Gọi và nghe trên các tần số sau:
- Các tần số này sử dụng trong điều kiện bình thường để liên lạc giữa các phương tiện nghề cá với nhau và liên lạc về đất liền.
- Ngoài ra, các phương tiện nghề cá được phép sử dụng các tần số đã được cấp cho các; Đài Thông tin duyên hải Việt Nam và các cơ quan chức năng để liên lạc với các phương tiện nghề cá.
2. Tần số gọi bắt liên lạc và phát tin cấp cứu 7903 kHz:
- Để gọi bắt liên lạc giữa các phương tiện nghề cá với nhau. Trước khi gọi bắt liên lạc phải lắng nghe xem có thông tin cấp cứu hay không và sau khi bắt liên lạc; xong phải chuyển ngay về tần số gọi và nghe theo quy định tại Mục 1 nêu trên.
- Để liên lạc với các Đài Thông tin duyên hải Việt Nam. Trước khi gọi bắt liên lạc phải lắng nghe xem có thông tin cấp cứu hay không và sau khi bắt liên lạc xong phải chuyển ngay; về tần số làm việc theo hướng dẫn của các Đài Thông tin duyên hải Việt Nam.
- Để phát tin cấp cứu cho các Đài Thông tin duyên hải Việt Nam khi gặp nạn trên biển.
3. Tần số gọi bắt liên lạc 4441 và 13413 (kHz):
Để gọi bắt liên lạc giữa các phương tiện nghề cá với nhau. Sau khi bắt liên lạc xong phải chuyển ngay về tần số gọi; và nghe theo quy định tại Mục 1 nêu trên.
4. Tần số thu dự báo thiên tai 7906 kHz:
Sử dụng ở chế độ trực canh để thu dự báo thiên tai do các Đài Thông tin duyên hải Việt Nam phát.
5. Tần số liên lạc với đồn biên phòng:
Ban ngày: 9339 kHz, ban đêm: 6973 kHz.
6. Các tần số cấp cứu hàng hải quốc tế 2182, 4125, 6215, 8291, 12290, 16420 (kHz):
Chỉ sử dụng để phát tin cấp cứu cho các Đài thông tin duyên hải quốc tế trong khu vực và cho các tàu hàng hải khi gặp nạn trên biển.
II. Hướng dẫn khai thác máy bộ đàm tầm gần:
Xem thêm bài viết hướng dẫn về thủ tục cấp giấy phép Tần số bộ đàm & Địa điểm cấp giấy phép Tần số bộ đàm:
Nguồn: Vietnam Telecom – Thegioibodam.vn (ghi rõ nếu sao chép nội dung)
Bình luận