Khi tìm mua bộ đàm, bạn thường xem danh mục trên website và sẽ thấy một danh mục là trạm chuyển tiếp tín hiệu hay còn gọi là trạm Repeater. Vậy thiết bị này có tác dụng gì trong việc liên lạc bằng bộ đàm?
Hôm nay, VietNam Telecom sẽ cùng bạn đi tìm hiểu những thông tin cơ bản về trạm chuyển tiếp tín hiệu này nhé.
Nội dung bài viết
1. Trạm chuyển tiếp tín hiệu (repeater) là gì và công dụng của trạm chuyển tiếp tín hiệu
Bộ đàm cầm tay thường chỉ hoạt động hiệu quả trong khoảng 1 – 2 km tùy theo công suất, chất lượng bộ đàm và tần số thu phát tín hiệu … Ở những khoảng cách xa hơn, thì chúng ta cần sự hỗ trợ của thiết bị trạm chuyển tiếp tín hiệu (repeater) như một thiết bị trung tâm để chung chuyển tín hiệu giữa các máy bộ đàm với nhau.
Trạm chuyển tiếp tín hiệu sẽ thu tín hiệu từ bộ đàm, khếch đại tín hiệu và phát đi với một công suất lớn, để đảm bảo những bộ đàm cùng kênh tần số sẽ liên lạc ổn định được với nhau.
Trạm chuyển tiếp tín hiệu hiện nay thường là loại thiết bị xử lý được cả tín hiệu analog và tín hiệu kỹ thuật số (digital), vì vậy bộ đàm của bạn là bộ đàm analog hay digital thì đều kết nối được với trạm repeater nhé.
Khi lựa chọn trạm chuyển tiếp tín hiệu, bạn cũng cần chú ý đến tần số trạm repeater.
Ví dụ: trạm chuyển tiếp tín hiệu NXR-710/NXR-810 của Kenwood, thì dòng NXR710 dùng cho tần số VHF có dải tần là 136-174Mhz; còn trạm NXR810 dùng với tần số UHF có dải tần 400-520Mhz. Tương ứng với bộ đàm sử dụng cũng phải cùng tần số UHF hoặc VHF với trạm repeater.
Một trạm chuyển tiếp tín hiệu thường bao gồm các thiết bị sau:
- 01 Thùng vỏ (Housing) kèm quạt tản nhiệt và nguồn cấp điện 13,8V
- 02 Máy thu/phát với công suất 40-45W
- 01 Bộ ghép tín hiệu (Duplexer)
- 01 Card điều khiển giao tiếp (Card basic Interface)
- 01 Anten thu phát
- 01 Cáp dẫn sóng
Những thiết bị này tùy thuộc vào yêu cầu sử dụng, mà có thể cắt giảm đi hoặc tăng thêm.
2. Nguyên lý hoạt động của trạm chuyển tiếp tín hiệu
Mô hình trên chính là mô hình cơ bản nhất của hệ thống bộ đàm kết hợp với trạm repeater để gia tăng khoảng cách liên lạc cho hệ thống bộ đàm.
Ví dụ:
Group 1 gồm: bộ đàm 1, bộ đàm 2 và bộ đàm 3 được thiết lập cùng 1 kênh để liên lạc với nhau.
Khi bộ đàm 1 gọi các bộ đàm khác trong cùng group 1, âm thanh được bộ đàm 1 thu lại và phát đi sẽ được anten của trạm repeater thu lại chuyển đến trạm repeater; sau đó được khuếch đại tín hiệu, và phát đến bộ đàm 2 và 3 với công suất lớn.
Tại bộ đàm 2 và 3: tín hiệu từ trạm repeater chuyển tới sẽ được thu lại, chuyển thành tín hiệu âm thanh, phát ra loa để người sử dụng nghe thấy.
Tín hiệu âm thanh thu được từ bộ đàm 2 và 3 cũng được repeater thu lại, khếch đại rồi phát đi đến những bộ đàm có cùng một kênh đàm thoại.
3. Những thông số cơ bản của trạm chuyển tiếp tín hiệu
-
Dải tần hoạt động là UHF hay VHF
Như ví dụ trong mục 1 của bài viết chúng ta thấy, thiết bị repeater và bộ đàm đều được thiết lập sẵn là sử dụng với tần số UHF hay VHF. Vậy khi lựa chọn bộ đàm và trạm chuyển tiếp tín hiệu, bạn cần chú ý chọn loại phù hợp nhé.
Tần số VHF là loại sóng có bước sóng dài có khả năng phát đi xa hơn tần số UHF, tuy nhiên tần số UHF có bước sóng ngắn lại có khả năng xuyên vật cản tốt hơn. Vậy nếu lắp cho môi trường thông thoáng ít vật cản, bạn nên lựa chọn thiết bị sử dụng tần số VHF để khoảng cách thu phát xa. Môi trường nhiều vật cản, bạn lựa chọn thiết bị sử dụng tần số UHF nhé.
-
Số lượng kênh
Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của mỗi đơn vị mà chúng ta sẽ thiết lập số lượng kênh liên lạc bộ đàm.
Ví dụ: Với nhà máy sản xuất, chúng ta có thể thiết lập các kênh dùng riêng cho từng bộ phận như:
- Kênh 1: Bảo vệ khu A
- Kênh 2: Bảo vệ khu B
- Kênh 3: Bảo vệ khu C
…
-
Công suất phát và chiều cao của cột anten
Công suất phát và chiều cao của cột anten chính là yếu tố quyết định cự ly thu phát sóng của hệ thống. Công suất và anten càng cao, thì vùng phủ sóng và tín hiệu bộ đàm càng tốt.
-
Thương hiệu cung cấp trạm chuyển tiếp tín hiệu
Ở thị trường Việt Nam hiện có những thương hiệu sản xuất trạm repeater uy tín như: Motorola, Kenwood, Icom, Hytera. Những thương hiệu này đều có đặc điểm là có thể khuếch đại được tín hiệu đi xa, âm thanh trung thực, ổn định và bền.
Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay cũng có rất nhiều hàng giả, hàng nhái các thương hiệu lớn. Vì vậy bạn cần hết sức chú ý, lựa chọn đúng nhà phân phối sản phẩm chính hãng nhé.
4. Ứng dụng của trạm chuyển tiếp tín hiệu
Đối với các đơn vị cần liên lạc trong phạm vi 2 km thì chúng ta không cần sử dụng thiết bị trạm chuyển tiếp tín hiệu.
Trạm chuyển tiếp tín hiệu thường được dùng cho:
- Tòa nhà cao tầng có nhiều tầng hầm
- Công ty dịch vụ vận tải, taxi
- Ga tàu, cảng hàng không, cảng biển
…
Với những tư vấn và chia sẻ trên đây, chúng tôi hy vọng có thể mang đến cho Quý khách những kiến thức hữu ích, trong việc lựa chọn bộ đàm phù hợp cho doanh nghiệp của mình.
Để được tư vấn về các giải pháp bộ đàm một cách chính xác và hiệu quả nhất, bạn hãy liên hệ ngay với số hotline 0932 352 866 hoặc xem thông tin hỗ trợ tại đây
—–
📌📌 Vietnam Telecom được Thành lập từ năm 1995. Chúng tôi là nhà cung cấp thiết bị an ninh hàng đầu Việt Nam và châu Á. Các sản phẩm cung cấp bao gồm: Máy bộ đàm, Các thiết bị taxi, Camera giám sát, phụ kiện…
=============
👉👉 Liên hệ ngay để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất:
🌎Website: www.thegioibodam.vn
☎️Hotline: 0932 352 866
Bình luận