Danh mục

5 vấn đề cần quan tâm khi chọn mua máy bộ đàm cầm tay

Ngày nay máy bộ đàm cầm tay được sử dụng phổ biến ở rất nhiều lĩnh vực như: nhà hàng, khách sạn, bảo vệ, xí nghiệp, xây dựng, taxi … giúp công việc được xử lý nhanh và chính xác hơn.

Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều hãng bộ đàm với nhiều model sản phẩm khác nhau, khiến cho người dùng khó khăn trọng việc lựa chọn bộ đàm phù hợp với nhu cầu công việc của mình.

Hôm nay, bạn hãy cùng Vietnam Telecom tìm hiểu 7 điều cần lưu ý khi chọn mua máy bộ đàm cầm tay, để việc chọn lựa bộ đàm cho đơn vị của bạn trở nên đơn giản nhé.

1. Xác định rõ nơi sử dụng và mục đích sử dụng của máy bộ đàm cầm tay

Bộ đàm cầm tay liên lạc với nhau dựa trên sóng vô tuyến có tần số UHF/ VHF, chịu ảnh hưởng lớn bởi địa hình nơi sử dụng bộ đàm. Vậy bạn cần xác định rõ bộ đàm sẽ được sử dụng tại nơi có địa hình như thế nào; môi trường có nhiều vật cản hay không để lựa chọn bộ đàm cho phù hợp.

Vật cản ở đây được xác định như: đồi núi, các tòa nhà cao tầng, tường vách … bất cứ vật gì chắn giữa các bộ đàm cần liên lạc với nhau theo tầm nhìn thẳng.

2. Tần số sử dụng của bộ đàm cầm tay

Các hãng bộ đàm thường sản xuất các model bộ đàm cầm tay sử dụng tần số UHF hoặc VHF, bộ đàm cùng tấn số mới liên lạc được với nhau. Tần số này cũng cần được đăng ký với cục tần số vô tuyến điện trước khi sử dụng. Vì vậy khi chọn mua bộ đàm, bạn cần xác định bộ đàm của mình sử dụng tần số nào để mua cho đúng. Đặc biệt là khi mua thêm máy, bạn phải mua đúng loại mới kết nối được với những máy mà bạn đã có.

Ví dụ: Bộ đàm Kenwood TK2000 và TK3000 là model tương đương nhau. Bộ đàm TK2000 là bộ đàm VHF, chỉ liên lạc được với các máy VHF có cùng tần số. Bộ đàm TK3000 là bộ đàm UHF, chỉ liên lạc với các máy UHF có cùng tần số.

  • Tần số rất cao VHF (very high frequency)

Là dải tần số vô tuyến nằm trong khoảng 30 MHz tới 300 MHz.

Với bộ đàm thương mại, tần số VHF sử dụng dải tần 136 – 174 MHz.

  • Tần số cực cao UHF (ultra-high frequency)

Là dải tần số vô tuyến nằm trong khoảng 300 MHz tới 3 GHz (3,000 MHz).

Với bộ đàm thương mại, tần số UHF sử dụng dải tần giữa 400-512 MHz. Dải tần 520 MHz được dùng cho công an, 900MHz dùng cho di động.

Song vô tuyến VHF có khả năng truyền xa hơn UHF, tuy nhiên UHF lại xuyên vật cản tốt hơn. Vì vậy dòng bộ đàm UHF phù hợp với môi trường có nhiều vật cản như trong thành phố, tòa nhà cao tầng, nhà máy, khách sạn … Tần số VHF thích hợp với môi trường ngoại thành rộng và ít vật cản.

3. Công nghệ sản xuất bộ đàm – cách kết nối thêm thiết bị vào hệ thống

Các hãng sản xuất máy bộ đàm cầm tay theo các công nghệ điều chế tín hiệu khác nhau như:

– Công nghệ DMR (điều chế tín hiệu theo thời gian TDMA). Các hãng sử dụng công nghệ này là Motorola, Hytera (HYT), …

– Công nghệ NXDN (điều chế tín hiệu theo tần số FDMA). Các hãng sử dụng công nghệ này gồm có: Kenwood, Icom, …

– Công nghệ TETRA của Motorola

Việc khác nhau về công nghệ sản xuất quyết định thiết bị nào sẽ kết nối được với nhau, băng thông sử dụng của thiết bị là bao nhiêu.

4. Phân biệt các dòng bộ đàm trên thị trường

Hiện nay trên thị trường có 3 dòng bộ đàm:

– Bộ đàm analog: đây là thế hệ bộ đàm ra đời đầu tiên và giá thành cũng rẻ nhất.

– Bộ đàm digital (bộ đàm số): được tích hợp cả chế độ digital và chế độ analog để phù hợp với quá trình chuyển đổi từ analog sang digital. Bộ đàm số có bộ xử lý âm thanh và mã hóa tiên tiến, giúp tín hiệu âm thanh truyền qua bộ đàm được xa hơn và rõ nét hơn. Khắc phục được tình trạng bị nhiễu, tiếng ồn ở trên bộ đàm analog.

– Bộ đàm 3G hay còn gọi là bộ đàm dùng sim: đây là thế hệ bộ đàm mới nhất hiện nay. Bộ đàm 3G không liên lạc với nhau qua tần số vô tuyến UHF/VHF, mà liên lạc với nhau dựa trên sóng điện thoại (2G, 3G, 4G) hoặc wifi. Nơi nào có sóng điện thoại hoặc wifi thì nơi đó dùng được bộ đàm 3G. Bộ đàm này mang đầy đủ tính năng của dòng bộ đàm analog và digital; ngoài ra nó còn tích hợp sẵn nhiều tính năng tiên tiến như: định vị vị trí, ghi âm cuộc đàm thoại, lưu lịch trình di chuyển, … Giúp việc quản lý các máy bộ đàm trong hệ thống trở nên đơn giản và hiệu quả.

>> Để tìm hiểu thêm về các dòng bộ đàm này mời bạn tham khảo bài viết:  

Những điều cần biết về bộ đàm analog và bộ đàm digital

Tổng quan về máy bộ đàm cầm tay 3G

Bộ đàm analog Kenwood TK 2000/ TK 3000

Bộ đàm kỹ thuật số Kenwood NX 240/ NX 340 Bộ đàm 3G Icall PoC380
Bộ đàm analog Kenwood TK2000/ TK3000 Bộ đàm kỹ thuật số Kenwood NX 240/ NX 340

Bộ đàm 3G Icall PoC380

5. Công suất và cự ly liên lạc của máy bộ đàm cầm tay

Bộ đàm cầm tay thường có công suất từ 4-5w, cự ly liên lạc theo tầm nhìn thẳng từ 1-3 km tùy thuộc vào môi trường có nhiều vật cản hay không. Đối với bộ đàm sử dụng trong tòa nhà bị cản bởi nhiều lớp tường bê tông cốt thép; nên cự ly liên lạc của bộ đàm sẽ giảm nhiều. Cự ly thu phát sóng của bộ đàm trong tòa nhà thường được khoảng 30 tầng trên mặt đất. Đối với các tòa nhà có tầng hầm thì cự ly liên lạc cũng kém hơn.

Khi cần gia tăng phạm vi phủ sóng cho bộ đàm để sử dụng ở không gian rộng, tòa nhà cao tầng, toàn nhà có nhiều tầng hầm … Chúng ta cần lắp thêm trạm chuyển tiếp tín hiệu (trạm repeater) và dựng cột anten thu – phát sóng.

Bộ đàm số (digital) tín hiệu âm thanh bộ đàm thu được sẽ chuyển đổi qua tín hiệu số, xử lý rồi phát đi. Nên bộ đàm kỹ thuật số có cự ly liên lạc lớn hơn; âm thanh cũng to, rõ và không bị tạp âm như bộ đàm analog.

Bộ đàm 3G sử dụng sim 3G, nên cự ly liên lạc không bị giới hạn.

Với những tư vấn và chia sẻ trên đây, chúng tôi hy vọng có thể mang đến cho Quý khách những kiến thức hữu ích, trong việc lựa chọn và sử dụng bộ đàm phù hợp với doanh nghiệp của mình.

Để được tư vấn về các giải pháp bộ đàm một cách chính xác và hiệu quả nhất, bạn hãy liên hệ ngay với số hotline 0932 352 866 hoặc xem thông tin hỗ trợ tại đây

—–

📌📌 Vietnam Telecom được Thành lập từ năm 1995. Chúng tôi là nhà cung cấp thiết bị an ninh hàng đầu Việt Nam và châu Á. Các sản phẩm cung cấp bao gồm: Máy bộ đàm, Các thiết bị taxi, Camera giám sát, phụ kiện…

=============

👉👉 Liên hệ ngay để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất:
🌎Website: www.thegioibodam.vn
☎️Hotline: 0932 352 866


Bình luận

0932.352.866