Danh mục

Những điều cần biết về bộ đàm analog và bộ đàm digital

1. Phân biệt bộ đàm analog và bộ đàm digital

Bộ đàm analog và bộ đàm digital về bản chất đều là thiết bị thu và phát tín hiệu âm thanh dưới dạng sóng vô tuyến. Tín hiệu âm thanh trong phạm vi nhất định được thu lại, khuếch đại, rồi phát đi dưới một tần số UHF hoặc VHF được cài đặt sẵn trong bộ đàm.

Tần số sử dụng cho bộ đàm thương mại được cục tần số quy định rõ như sau: tần số UHF trong khoảng từ 400-512 MHz, tần số VHF sử dụng dải tần 136 – 174 MHz.

Vậy sự khác nhau giữa bộ đàm analog và bộ đàm digital là gì?

Tín hiệu analog và tín hiệu digital

Tín hiệu analog và tín hiệu digital

Như chúng ta đã biết, tín hiệu âm thanh được ghi lại chính là dạng sóng tự nhiên, thường có dạng hình sin, cos hoặc 1 dạng đường cong bất kỳ; được gọi là tín hiệu analog. Bộ đàm analog sẽ thu tín hiệu âm thanh nguyên bản này, khuếch đại tùy theo công suất của bộ đàm; rồi phát đi dưới một tần số UHF hoặc VHF nhất định. Tại phía đầu thu của bộ đàm được cài đặt sẵn cùng tần số với bộ đàm phát, tín hiệu âm thanh sẽ được thu lại và phát ra loa thành âm thanh như chúng ta nghe thấy.

Tuy nhiên, tín hiệu analog thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như vật cản trên đường, nhiễu từ những nguồn tín hiệu khác, cường độ âm thanh bị giảm dần theo thời gian và khoảng cách … Vì vậy, khi truyền tín hiệu analog đi xa, dù có được khuếch đại trước khi truyền, thì chất lượng tín hiệu ở đầu thu cũng không còn được như âm thanh ban đầu. Ngoài ra còn kèm theo những tiếng ồn, âm thanh bị bóp méo …

Đối với bộ đàm digital, tín hiệu analog sau khi thu được, sẽ được mã hóa thành dạng tín hiệu nhị phân có giá trị điện áp là 0 và 1 (tín hiệu digital). Sau đó tín hiệu này cũng được truyền đi dưới dạng tần số UHF hoặc VHF. Tại đầu thu, bộ đàm được cài đặt cùng 1 tần số sẽ thu tín hiệu digital này, qua bộ giải mã, tín hiệu sẽ được chuyển lại thành dạng analog và phát ra loa thành âm thanh như bộ đàm analog.

Tín hiệu Digital được tạo ra bởi công nghệ số, nên việc hiệu chỉnh tần số là rất dễ dàng, cũng như việc điều chỉnh công suất phát, hiệu chỉnh âm thanh to nhỏ…Mọi thao tác và xử lý trên tín hiệu digital luôn chính xác, dứt khoát và hết sức linh hoạt. Chất lượng âm thanh khi được xử lý bằng cộng nghệ số cũng được cải thiện hơn rất nhiều so với tín hiệu analog.

Vậy là điểm khác nhau lớn nhất giữa bộ đàm analog và bộ đàm digital, đó là bộ đàm digital sẽ có thêm bộ mã hóa và giải mã ở cả bộ đàm phát và thu. Tùy theo công nghệ của từng hãng khác nhau, chúng ta sẽ có chất lượng của tín hiệu đầu ra khác nhau.

2. Ưu điểm và nhược của bộ đàm digital so với bộ đàm analog

a. Ưu điểm của bộ đàm digital

  • Bộ đàm kỹ thuật số cho phép hoạt động ở hai chế độ: digital và analog

Trước đây khi công nghệ số chưa phát triển thì hầu hết hệ thống bộ đàm, trạm chuyển tiếp tín hiệu, bộ đàm trung tâm … hầu hết chúng ta sử dụng thiết bị analog. Tuy nhiên theo xu hướng phát triển của công nghệ, và thực tế đã chứng minh rằng hệ thống analo dần không đáp ứng được nhu cầu sử dụng, và đang được thay thế bằng sản phẩm công nghệ digital.

Nếu bạn đang có sẵn hệ thống bộ đàm analog, bạn muốn mở rộng thì bộ đàm digital là một lựa chọn tuyệt vời. Bộ đàm digital khi được cài đặt ở chế độ analog, sẽ hoạt động trơn tru và hiệu quả.

  • Giảm được khá nhiều chi phí xin cấp phép tần số nhờ việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số đa truy nhập phân kênh theo thời gian (công nghệ TDMA/FDMA)

Do sử dụng công nghệ ghép kênh số, trên cùng một dải băng thông sử dụng để truyền một kênh tín hiệu của bộ đàm analog trước đây, chúng ta có thể truyền được 2 kênh tín hiệu digital, mà tín hiệu đàm thoại vẫn rõ nét và đảm bảo được chất lượng mong muốn.

  • Sử dụng được các ứng dụng dữ liệu tích hợp như dịch vụ nhắn tin văn bản và dịch vụ định vị toàn cầu dựa trên GPS.

  • Thời gian sử dụng máy lâu hơn với sự cải tiến tiết kiệm pin. Công nghệ kỹ thuật số sử dụng tiết kiệm pin hơn so với các máy bộ đàm sử dụng công nghệ bộ đàm analog từ 19-34%

  • Chất lượng âm thanh tốt hơn, nghe rõ hơn và trung thực hơn bằng công nghệ lọc âm, chống ồn, nhiễu vượt trội.

  • Khoảng cách liên lạc bằng bộ đàm digital xa hơn bộ đàm analog

b. Nhược điểm của bộ đàm digital

  • Chi phí đầu tư mua thiết bị bộ đàm digital sẽ tốn kém hơn khi mua bộ đàm analog
  • Bộ đàm digital sẽ có nhiều tính năng hơn, vì vậy cần nhiều thời gian hơn để thành thạo sử dụng tất cả các tính năng.

3. Ứng dụng thực tế của bộ đàm analog và bộ đàm digital

Hiện nay với những ưu điểm nổi trội của mình, bộ đàm digital đã trở nên thông dụng và được ứng dụng rộng khắp ở tất cả các lĩnh vực đời sống như:

  • Công ty kinh doanh dịch vụ vận tải, taxi.
  • Công ty Dịch vụ bảo vệ.
  • Nhà máy, cảng biển, khu công nghiệp, công trường xây dựng.
  • Nhà hàng, khách sạn, cao ốc, ngân hàng
  • Lĩnh vực dầu khí, môi trường nguy hiểm, dễ cháy nổ.
  • Nhà ga, cảng hàng không, máy bay và dịch vụ mặt đất.

Với những tư vấn và chia sẻ trên đây, chúng tôi hy vọng có thể mang đến cho Quý khách những kiến thức hữu ích, trong việc lựa chọn bộ đàm phù hợp cho doanh nghiệp của mình.

Để được tư vấn về các giải pháp bộ đàm một cách chính xác và hiệu quả nhất, bạn hãy liên hệ ngay với số hotline 0932 352 866 hoặc xem thông tin hỗ trợ tại đây

—–

📌📌 Vietnam Telecom được Thành lập từ năm 1995. Chúng tôi là nhà cung cấp thiết bị an ninh hàng đầu Việt Nam và châu Á. Các sản phẩm cung cấp bao gồm: Máy bộ đàm, Các thiết bị taxi, Camera giám sát, phụ kiện…

=============

👉👉 Liên hệ ngay để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất:
🌎Website: www.thegioibodam.vn
☎️Hotline: 0932 352 866


Bình luận

0932.352.866