Danh mục

Những thuật ngữ về bộ đàm mà bạn nên biết

Đôi khi trong quá trình sử dụng bộ đàm, bạn bắt gặp một vài từ viết tắt, thuật ngữ lạ lạ bằng tiếng Anh mà bạn không rõ cụm từ đó nói về gì. Hầu hết các bộ đàm trên thị trường hiện nay đều được cài đặt ngôn ngữ tiếng Anh, điều này gây nên khó khăn với một bộ phận người dùng không biết hoặc không quen sử dụng loại ngôn ngữ này. Vietnam Telecom sẽ liệt kê những thuật ngữ về bộ đàm mà bạn nên biết để có thể sử dụng thiết bị dễ dàng hơn nhé!

Khi dùng bộ đàm liệu có thuật ngữ nào bằng tiếng Anh mà bạn không biết hay không?

Có thể bạn quan tâm: Những tiêu chuẩn của bộ đàm hiện có trên thị trường

1. MIL – STD – 810 C/D/E/F/G – Tiêu chuẩn quân đội Mỹ

Khi đọc phần mô tả các thông số kỹ thuật của sản phẩm, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp cụm từ MIL-STD – 810. Tiêu chuẩn MIL-STD 810 C/D/E/F/G (Military Standards) là hệ thống các chỉ số quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buột đối với các thiết bị di động dùng trong quân đội (Mỹ). Máy bộ đàm đạt tiêu chuẩn này phải đảm bảo tình trạng hoạt động ổn định trong môi trường khắc nghiệt, chấn động, bụi bẩn và độ ẩm.

2. IP – Tiêu chuẩn chống bụi, nước

Tiêu chuẩn IP (Ingress Protection) là hệ thống các chỉ số đánh giá mức độ bảo vệ đối với bụi bẩn, chất lỏng hoặc nước của vỏ bọc, vỏ bảo vệ bên ngoài thiết bị của Châu Âu và Ủy Ban Kỹ Thuật Điện Quốc Tế (IEC). Thông thường bộ đàm sẽ có chỉ số IP 54, 55, 57 hoặc 65.

Bộ đàm Vertex nổi tiếng với khả năng chống nước tốt

Tiêu chuẩn IP rất quan trọng trong việc đánh giá bộ đàm có chống nước tốt hay không

3. DMR Standard (Digital Mobile Radio) – Tiêu chuẩn phát thanh kỹ thuật số

Tiêu chuẩn DMR là tiêu chuẩn thông tin liên lạc kỹ thuật số dành cho các dòng bộ đàm chuyên nghiệp được xây dựng và phát triển bởi Viện Tiêu Chuẩn Công Nghệ Viễn Thông Châu Âu (ETSI) công bố vào năm 2005.

4. TETRA Standard (Terrestrial Trunked Radio) – Tiêu chuẩn phát thanh trung kế

Tiêu chuẩn TETRA là tiêu chuẩn thông tin liên lạc trung kế kỹ thuật số được phát triển nhằm đáp ứng các nhu cầu của những người dùng bộ đàm chuyên dụng như: an ninh, vận tải, chính phủ, quân đội, thương mại, công nghiệp, xăng dầu…

5. Channel Annunciation – Thông báo kênh bằng giọng nói

Tính năng Chanel Annunciation cho phép thiết bị “đọc” tự động số kênh hiện tại khi người dùng chọn kênh. Điều này giúp người dùng có thể thay đổi kênh tần số mà không cần quan sát bằng mắt. Tính năng này rất hữu ích khi đặt máy trong túi, khi mang trên người hoặc trong môi trường thiếu ánh sáng vì có thể dễ dàng nhận biết vị trí kênh tần số khi ta thay đổi thông qua âm thanh.

6. Multiple Scanning – Tính năng quét kênh

Tính năng quét đa kênh cho phép giám sát tất cả các kênh trong danh sách quét, khi phát hiện bất kỳ kênh nào trong danh sách đang đàm thoại lập tức bộ đàm sẽ tự động chuyển sang kênh đó.

Có thể bạn quan tâm: Top 5 thương hiệu bộ đàm được ưa chuộng nhất thế giới

7. Emergency Alarms – Báo động khẩn cấp

Tính năng báo động khẩn cấp được thiết kế để khi người dùng trong trạng thái khẩn cấp, nguy hiểm, cần sự giúp đỡ của mọi người thì chỉ cần ấn nhẹ 1 phím là lập tức tín hiệu khẩn cấp sẽ được kích hoạt. Tùy thuộc vào thiết kế và công nghệ của mẫu mã thiết bị mà cách báo động sẽ khác nhau. Có thiết bị sẽ báo động ngay tại chỗ, hoặc vừa báo động tại chỗ vừa chuyển tín hiệu báo động đến các máy khác hoặc trung tâm, hoặc chỉ báo động riêng về trung tâm.

Tính năng báo động khẩn cấp của bộ đàm vô cùng hữu ích trong những ngành nghề như an ninh, bảo vệ,…

8. Whisper – Tính năng đàm thoại thì thầm

Tính năng Whisper cho phép người dùng nói chuyện với âm lượng nhỏ vào máy bộ đàm mà người dùng vô tuyến khác vẫn có thể nghe rõ ràng.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn sử dụng cơ bản bộ đàm cầm tay cho người mới bắt đầu

9. Tính năng Man Down

Tính năng Man Down hoạt động khi các máy bộ đàm cài chế độ khẩn cấp mà người dùng không trả lời các cuộc gọi cảnh báo (Lone Work) hoặc đặt máy không thẳng đứng quá thời gian định sẵn, thiết bị ngay lập tức sẽ tự động kích phát và gửi tín hiệu báo động cho người dùng khác biết hoặc gửi về trung tâm. Tính năng này phù hợp với những cá nhân làm việc ở vị trí xa và đơn lẻ.

10. Remote Kill/Stun – Tính năng hủy máy từ xa

Nếu thiết bị của bạn bị thất lạc, người quản lý có thể gửi tín hiệu để khóa chết máy, người nhặt được máy hoàn toàn không thể sử dụng được bộ đàm (cũng không thể lập trình được) và máy chỉ hoạt động lại được khi nhận được tín hiệu phục hồi từ người quản lý. Tính năng hủy máy từ xa rất hữu ích với tất cả người sử dụng, tránh trường hợp dữ liệu máy bị sao chép hoặc đánh cắp khi máy bị thất lạc.

11. Voice Scrambler – Tính năng mã hóa âm thanh

Tính năng Voice Srambler sẽ mã hóa bảo mật cơ bản tín hiệu âm thanh, chống nghe trộm các cuộc đàm thoại. Tính năng này hoạt động mạnh mẽ kể cả khi có bất kỳ máy khác nhóm có cùng tần số và mã code vẫn không thể nghe được nội dung cuộc đàm thoại.

12. Voice Operated truyền (VOX) – Tính năng truyền tín hiệu bằng giọng nói

Tính năng VOX cho phép người dùng không phải dùng tay nhấn phím PTT lúc đàm thoại, khi đó tín hiệu sẽ được kích phát thông qua tín hiệu âm thanh từ giọng nói. VOX chỉ sử dụng được khi kết hợp với tai nghe phù hợp có tính năng VOX.

13. BCLO – Khóa kênh bận

Tính năng khóa kênh bận được sử dụng để ngăn chặn sự can thiệp khi đang có kênh đàm thoại. Nếu BCLO là ON, các máy bộ đàm khác sẽ không thể truyền tải trên kênh đang bận.

Có thể bạn quan tâm: 6 Dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp nên cân nhắc sử dụng bộ đàm

14. Time-out Timer (TOT) – Giới hạn thời gian phát

Tính năng TOT hạn chế người sử dụng thiết bị chiếm kênh quá lâu hoặc việc truyền dữ liệu vượt quá giới hạn thời gian định trước, khi đó máy sẽ dừng lại sau khi chuông cảnh báo. TOT còn giúp ngăn chặn bất kỳ thiệt hại tiềm năng gây ra do truyền tín hiệu liên tục.

15. PC Programmable – Lập trình dữ liệu bằng máy tính

Với cáp lập trình, các tham số có thể được cấu hình thông qua phần mềm trên máy tính.

16. Wired Clone – Copy dữ liệu qua dây cáp

Các nhà sản xuất bộ đàm đã đưa vào tính năng Wired Clone, giúp người sử dụng nhanh chóng thiết lập các tần số trên máy bộ đàm bằng cách sao chép dữ liệu từ một máy bộ đàm này sang máy bộ đàm khác thông qua cáp kết nối giữa hai máy, giúp tiết kiệm thời gian thiết lập thông số.

17. Low Battery Alert – Tín hiệu báo pin yếu

Khi dung lượng pin xuống mức thấp, bộ đàm sẽ nhấp nháy đỏ, nhắc nhở bạn sạc pin cho máy.

18. Password Protection – Bảo vệ mật khẩu

Tính năng này cho phép bạn nhập mật khẩu trước khi thay đổi thông tin máy, giúp bảo vệ máy không bị thay đổi dữ liệu một cách không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm: 8 câu hỏi cần trả lời trước khi chọn mua bộ đàm cầm tay

Mong rằng qua bài viết này, Vietnam Telecom đã giúp bạn hiểu qua về thuật ngữ bộ đàm, từ đó giúp bạn có thể sử dụng bộ đàm dễ dàng mà không gặp nhiều khó khăn.

Vietnam Telecom là nhà phân phối các thiết bị an ninh hàng đầu Việt Nam

Vietnam Telecom là nhà phân phối các thiết bị an ninh hàng đầu Việt Nam

Để được tư vấn về các giải pháp bộ đàm một cách chính xác và hiệu quả nhất, bạn hãy liên hệ ngay với số hotline 0932 352 866 hoặc xem thông tin hỗ trợ tại đây.

=============

📌📌 Vietnam Telecom chuyên cung cấp các sản phẩm máy bộ đàmcác thiết bị taxicamera giám sátphụ kiện bộ đàm,… đến từ những thương hiệu nổi tiếng hàng đầu như MotorolaKenwoodICOMVertexKirisun…Hoạt động từ năm 1995 đến nay,;Vietnam Telecom hiện là nhà phân phối thiết bị an ninh hàng đầu Việt Nam và châu Á. Với phương châm hoạt động;“TẤT CẢ VÌ LỢI ÍCH KHÁCH HÀNG”,;chúng tôi luôn tư vấn những giải pháp hiệu quả nhất cho quý khách;để tối ưu chi phí và tối đa hóa lợi nhuận.

=============

👉👉 Liên hệ ngay để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất:
🌎Website: www.thegioibodam.vn
☎️Hotline: 0932 352 866


Bình luận

0932.352.866