Danh mục

Phân biệt các loại bộ đàm hiện nay trên thị trường

Đối với những người không chuyên, thật khó để có thể phân biệt các loại bộ đàm khi chỉ nhìn vào tên của thiết bị đó. Trong bài viết này Vietnam Telecom sẽ giúp bạn hiểu chi tiết hơn về từng loại bộ đàm hiện có trên thị trường, từ đó bạn có thể chọn được loại bộ đàm nào là phù hợp với nhu cầu và điều kiện của mình.

Làm sao để phân biệt được các loại bộ đàm hiện nay?

1. Các cách phân loại bộ đàm

Các thiết bị bộ đàm thông dụng trên thị trường hiện nay được chia thành rất nhiều loại. Một số các phân loại bộ đàm phổ biến hiện nay là:

  • Theo công nghệ: analog, digital, 3G, 4G
  • Theo tần số và sóng: MF/HF, UHF, VHF.
  • Theo đặc điểm sử dụng: cầm tay, lưu động và trạm cố định.
  • Theo lĩnh vực ứng dụng: trên đường bộ, hàng hải, hàng không, chống cháy nổ (tiêu chuẩn FM), chống nước, ….
  • Theo mức độ kết nối: trung kế và thông thường; đơn vùng và đa vùng.
  • Theo tính chất thiết bị: chuyên nghiệp và nghiệp dư
  • Theo thương hiệu: Motorola, Kenwood, ICOM, Vertex, Kirisun,…

Có thể bạn quan tâm: Top 5 thương hiệu bộ đàm được ưa chuộng nhất thế giới

Có rất nhiều cách để phân biệt bộ đàm trên thị trường hiện nay

2. Chi tiết đặc điểm từng loại bộ đàm theo một số cách phân loại phổ biến nhất

a. Phân loại bộ đàm theo công nghệ

  • Bộ đàm analog: sử dụng tần số UHF hoặc VHF để liên lạc, cự ly liên lạc từ 1-3km
  • Bộ đàm số (bộ đàm digital): sử dụng tần số UHF hoặc VHF để liên lạc, cự ly liên lạc từ 3-5km
  • Bộ đàm 3G: sử dụng sóng di động 3G hoặc sóng wifi để liên lạc, cự ly liên lạc không giới hạn.
  • Bộ đàm 4G: sử dụng sóng di động 4G LTE để liên lạc, cự ly liên lạc không giới hạn.

Có thể bạn quan tâm: Bộ đàm 4G – Thế hệ bộ đàm tân tiến nhất hiện nay

Bộ đàm cầm tay là loại bộ đàm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay

b. Phân loại bộ đàm theo tần số và sóng

  • Bộ đàm tần số UHF: có khả năng xuyên vật cản tốt hơn, hợp với những môi trường trong đô thị.
  • Bộ đàm tần số VHF: có khả năng truyền xa hơn nhưng xuyên vật cản kém nên thường được khuyên dùng tại môi trường thoáng, ít vật cản như ngoại ô, trên cảng, biển,…
  • Bộ đàm tần số MF/HF: thường là dòng bộ đàm lưu động gắn trên tàu thuyền, ứng dụng trong lĩnh vực hàng hải là chính.

c. Phân loại bộ đàm theo đặc điểm sử dụng

  • Bộ đàm cầm tay: loại bộ đàm bạn có thể cầm trong tay và di chuyển khi đang sử dụng. Bộ đàm cầm tay thường có công suất 4-5W và có thể dùng pin sạc được.
  • Bộ đàm lưu động (bộ đàm taxi): loại bộ đàm được lắp trên các phương tiện lưu động như xe taxi, xe tải, tàu thuyền,… Dòng bộ đàm này thường có công suất 25W hay 50W-60W hoặc hơn (với băng tần MF/HF). Có anten thường lắp trên nóc xe/ tàu và dùng nguồn điện bình ắc quy.
  • Trạm cố định: thường lắp ở các trạm điều hành, có công suất phát từ 40W trở lên và có anten lắp trên cột cao.
  • Trạm chuyển tiếp tín hiệu: giúp tăng cự ly liên lạc cho các máy bộ đàm cầm tay, lưu động và cả trạm cố định.

Có thể bạn quan tâm: Các sản phẩm hiện có tại Vietnam Telecom

Bộ đàm lưu động (bộ đàm taxi) được sử dụng nhiều trong ngành vận tải

d. Phân loại bộ đàm theo tính chất thiết bị

  • Bộ đàm nghiệp dư (Ham Radio, Amateur Radio): loại bộ đàm không chuyên, có giá thành thấp và được bán rất nhiều trên thị trường. Loại thiết bị này có kích thước khá nhỏ, có loại nhỏ như điện thoại di động. Các máy liên lạc với nhau bằng các kênh định sẵn, có loại do người sử dụng tự cài đặt lấy hoặc do các cửa hàng cài đặt tần số bất kỳ để sử dụng. Các loại máy này còn hạn chế nhiều về chất lượng và được sản xuất bởi các hãng không mấy danh tiếng từ Trung Quốc.
  • Bộ đàm chuyên nghiệp (Professional Radio): loại bộ đàm được sản xuất theo một quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt, đảm bảo chất lượng, được kiểm định và thẩm định bởi các cơ quan quản lý chất lượng của quốc gia nơi đặt nhà máy sản xuất. Loại thiết bị này được các hãng sản xuất bộ đàm nổi tiếng, uy tín lâu năm như Motorola, ICOM, Kenwood, Vertex Standard, Kirisun, HYT… và đáp ứng được trong nhiều loại môi trường khác nhau, kể cả những môi trường khắc nghiệt nhất (môi trường nhiều nước, dễ cháy nổ, nhiều bụi,…).

Bộ đàm chuyên nghiệp cho chất lượng tốt và độ bền cao

3. Làm thế nào để chọn được loại bộ đàm phù hợp?

Để chọn được loại bộ đàm phù hợp,;bạn cần xem xét kĩ môi trường làm việc,;nhu cầu sử dụng cũng như ngân sách của mình. Ngoài ra, bạn nên nhờ tư vấn từ các bộ phận kỹ thuật;để đảm bảo chắc chắn rằng giải pháp bạn sẽ tiến hành là thích hợp nhất. Vietnam Telecom sở hữu đội ngũ kỹ thuật viên dày dặn kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao,;hứa hẹn sẽ mang lại giải pháp hài lòng nhất cho bạn.

Có thể bạn quan tâm: 8 câu hỏi cần trả lời trước khi chọn mua bộ đàm cầm tay

Nên xem xét kĩ để có thể lựa chọn bộ đàm ưng ý

Để được tư vấn về các giải pháp bộ đàm một cách chính xác và hiệu quả nhất, bạn hãy liên hệ ngay với số hotline 0932 352 866 hoặc xem thông tin hỗ trợ tại đây.

=============

📌📌 Vietnam Telecom chuyên cung cấp các sản phẩm máy bộ đàmcác thiết bị taxicamera giám sátphụ kiện bộ đàm,… đến từ những thương hiệu nổi tiếng hàng đầu như Motorola, Kenwood, ICOM, Vertex, Kirisun…Hoạt động từ năm 1995 đến nay,;Vietnam Telecom hiện là nhà phân phối thiết bị an ninh hàng đầu Việt Nam và châu Á. Với phương châm hoạt động;“TẤT CẢ VÌ LỢI ÍCH KHÁCH HÀNG”,;chúng tôi luôn tư vấn những giải pháp hiệu quả nhất cho quý khách;để tối ưu chi phí và tối đa hóa lợi nhuận.

=============

👉👉 Liên hệ ngay để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất:
🌎Website: www.thegioibodam.vn
☎️Hotline: 0932 352 866

 

 

 


Bình luận

0932.352.866