Ngày 15/4/2015 bộ giao thông vận tải ban hành quy chuẩn mới cho thiết bị giám sát hành trình (GPS) gọi là tiêu chuẩn QC31/2014.
Theo quy định này thì kể từ ngày 01/7/2015 tất cả các thiết bị GPS lắp mới đều phải đáp ứng yêu cầu theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình của ô tô và Tất cả các xe taxi, xe tải, xe khách phải trang bị đầu đọc thẻ RFID (mỗi lái xe sẽ có 1 thẻ riêng, khi bắt đầu/ kết thúc ca làm việc sẽ phải quẹt thể để lấy thông tin) để kiểm soát thông tin lái xe cũng như hành trình xe chạy.
Nôi dung chính của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình của ô tô của bộ giao thông vận tải.
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu đối với thiết bị giám sát hành trình lắp trên các loại xe ô tô thuộc đối tượng theo quy định của
Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, kiểm tra chứng nhận chất lượng, khai thác sử dụng và
quản lý thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô (sau đây viết tắt là TBGSHT).
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Chức năng hoạt động
TBGSHT phải có đầy đủ các chức năng quy định sau đây:
2.1.1. Chức năng thông báo trạng thái hoạt động
TBGSHT phải có chức năng tự kiểm tra (khi khởi động ban đầu và trong suốt quá trình hoạt động) và có các tín hiệu thông báo trạng thái hoạt động của
thiết bị, bao gồm: tình trạng có/mất sóng GSM, tình trạng có/mất kết nối với máy chủ, tình trạng có/mất tín hiệu GPS, tình trạng hoạt động của bộ nhớ lưu
trữ dữ liệu, trạng thái đăng nhập/đăng xuất lái xe. Tín hiệu thông báo trạng thái hoạt động được hiển thị bằng đèn hoặc màn hình.
2.1.2. Chức năng thay đổi lái xe
TBGSHT phải ghi lại được thời gian, tọa độ đăng nhập/đăng xuất lái xe, đồng thời phải phát báo hiệu để nhận biết có sự thay đổi lái xe và phân biệt
được trạng thái: đăng nhập và đăng xuất. Việc đăng nhập/đăng xuất lái xe chỉ thực hiện được khi xe dừng. Các thông tin về lái xe sau đăng nhập/đăng
xuất phải được lưu trữ tại TBGSHT và truyền về máy chủ.
2.1.3. Chức năng cảnh báo đối với lái xe
TBGSHT phải phát tín hiệu cảnh báo bằng âm thanh đủ lớn, bảo đảm người lái xe có thể nghe được khi đang lái xe trong các trường hợp sau:
– Xe chạy quá tốc độ giới hạn theo quy định, âm thanh cảnh báo phải được duy trì liên tục cho đến khi tốc độ xe nhỏ hơn hoặc bằng tốc độ giới hạn.
– Thời gian lái xe liên tục quá 4 (bốn) giờ hoặc tổng thời gian làm việc của cùng một người lái xe quá 10 (mười) giờ trong ngày, âm thanh cảnh báo phải
được duy trì liên tục cho đến khi xe dừng hoặc lái xe đăng xuất.
2.1.4. Chức năng ghi và lưu trữ dữ liệu trên thiết bị
TBGSHT phải ghi và lưu trữ dữ liệu trên thiết bị các thông tin tối thiểu như sau:
a) Hành trình xe
Hành trình của xe (thời gian, tọa độ, tốc độ), tần suất ghi và lưu trữ không quá 30 giây/lần khi xe hoạt động và không quá 15 phút/lần khi xe dừng.
b) Tốc độ vận hành của xe:
– Tốc độ xe từng giây trong suốt hành trình xe chạy, thông tin này phải trích xuất được thông qua cổng kết nối của TBGSHT với máy tính hoặc thông qua
máy chủ tại các thời điểm bất kỳ trong suốt hành trình chạy của xe;
– Đơn vị tốc độ ghi nhận là km/h; tốc độ ghi nhận nằm trong dải đo từ 0 km/h đến tối thiểu 150km/h; độ phân giải của thang đo nhỏ hơn hoặc bằng 1
km/h.
– Độ chính xác khi thử nghiệm đo tốc độ của TBGSHT phải đảm bảo sai số không quá ± 5 km/h so với thiết bị đo tốc độ xe chuẩn trong điều kiện đường
bằng phẳng và duy trì tốc độ ổn định liên tục trong 01 phút tại tốc độ 60 km/h.
c) Thông tin về xe và lái xe
Thời điểm, tọa độ bắt đầu và kết thúc làm việc của từng lái xe gắn với xe (tên lái xe, số giấy phép lái xe, biển kiểm soát xe); Thời gian lái xe liên tục và
tổng thời gian làm việc trong một ngày của từng lái xe.
d) Thông tin về số lần và thời gian dừng, đỗ xe:
Toạ độ, thời điểm và thời gian của mỗi lần dừng, đỗ xe trong suốt hành trình của xe.
đ) Thông tin về số lần và thời gian đóng, mở cửa xe:
Ghi lại được thông tin: tọa độ, thời điểm, tốc độ của xe tại các thời điểm đóng, mở cửa xe.
2.1.5. Chức năng truyền dữ liệu về máy chủ
Dữ liệu phải được ghi và lưu trữ tại TBGSHT theo quy định tại điểm tại mục và truyền về máy chủ để theo dõi, quản lý, lưu trữ theo quy định. Trong
trường hợp mất tín hiệu truyền dẫn, TBGSHT phải có khả năng lưu trữ và gửi lại đầy đủ dữ liệu về máy chủ ngay sau khi đường truyền hoạt động trở lại.
2.1.6. Chức năng in dữ liệu qua cổng kết nối máy in
TBGSHT phải đảm bảo đảm bảo kết nối được với máy in di động qua cổng kết nối RS 232 (DB9-Male, DTE) để trích xuất, sao lưu truyền dữ liệu và in
được thông tin trực tiếp từ TBGSHT. Định dạng in, nội dung in và điều khiển chức năng in theo quy định tại Phụ lục 02 của Quy chuẩn này.
2.1.7. Chức năng cài đặt tham số
Thiết bị GSHT phải có khả năng cài đặt được các thông số ban đầu như sau:
+ Biển số xe;
+ Hệ số xung/km (đối với thiết bị đo tốc độ theo phương pháp xung);
+ Phương pháp đo tốc độ;
+ Tốc độ tối đa;
+ Ngày lắp đặt/sửa đổi thiết bị;
Các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu TBGSHT có trách nhiệm tự bảo mật chức năng cài đặt tham số cho TBGSHT.
2.1.8 Chức năng trích xuất dữ liệu qua cổng kết nối với máy tính
TBGSHT phải có khả năng kết nối trực tiếp với máy tính thông qua cổng DB9 tốc độ 115.200 bps, 8 bit, non parity, 1 stop bit theo giao thức quy định
Trường hợp cổng kết nối máy tính và máy in của TBGSHT dùng chung 01 cổngthì khi kết nối máy tính thông qua chương trình phân tích dữ liệu,
TBGSHT phải tự động chuyển về chế độ kết nối máy tính theo tốc độ nêu trên.
2.2. Yêu cầu phần cứng
TBGSHT phải có vỏ bọc cứng, đảm bảo hoạt động bình thường trong môi trường làm việc của xe, đảm bảo không làm mất hay thay đổi dữ liệu đã được
ghi, lưu trữ tại TBGSHT. Kết cấu TBGSHT phải có các bộ phận sau đây:
+ Bộ phận vi xử lý;
+ Bộ phận hiển thị và cảnh báo: đèn hoặc màn hình, còi hoặc loa.
+ Bộ phận thu nhận thông tin lái xe theo quy định tại Phụ lục 03 của Quy chuẩn này.
+ Bộ phận nhận tín hiệu định vị toàn cầu;
+ Bộ phận thu phát dữ liệu GSM;
+ Đồng hồ thời gian thực được đồng bộ thời gian vệ tinh (khi có tín hiệu vệ tinh) và hiệu chỉnh theo giờ Việt Nam.
+ Có ít nhất một cổng kết nối theo chuẩn RS 232 (DB9-Male, DTE).
+ Bộ nhớ đảm bảo dung lượng để lưu giữ các dữ liệu tối thiểu 30 ngày gần nhất các thông tin quy định tại Mục 2.1.4 của Quy chuẩn này.
2.3. Yêu cầu về phần mềm quản lý, khai thác
Phần mềm phải cài đặt được trên máy tính, tương thích với các hệ điều hành Micosoft Windows, các giao diện và kết quả hiển thị bằng tiếng Việt.
Phần mềm phải có các tính năng sau:
+ Tính năng giám sát trực tuyến: hiển thị các thông tin vị trí xe trên bản đồ số, biển số xe, thông tin lái xe hiện tại (tên lái xe và số giấy phép lái xe), tổng
số lần quá tốc độ, số lần và thời gian dừng đỗ, thời gian lái xe liên tục và trong ngày của lái xe đó.
+ Tính năng quản lý, khai thác dữ liệu: Truy cập, tìm kiếm, lập bảng biểu, báo cáo, thống kê các dữ liệu theo quy đinh tại các Phụ lục 2, 4, 5 và Phụ lục 6
của Thông tư số 23/2013/TT-BGTVT ngày 26 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu
từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô.
+ Tính năng thông báo trạng thái hoạt động của TBGSHT: Phần mềm phải hiển thị được trạng thái của thiết bị tương ứng lắp trên xe hoạt động bình
thường hoặc ngừng hoạt động.
2.4. Tính an toàn của dữ liệu
Các dữ liệu được ghi và lưu giữ trong TBGSHT và máy chủ phải đảm bảo không bị xoá hoặc không bị thay đổi trong suốt thời gian lưu trữ theo quy định.
2.5. Nguồn điện sử dụng:
TBGSHT sử dụng nguồn điện của xe ô tô. Mức điện áp danh định của TBGSHT phải phù hợp với mức điện áp danh định của xe và có khả năng chịu
cắm ngược cực quy định tại Bảng 1 của Quy chuẩn này.
2.6. Quy định về lắp đặt TBGSHT trên xe ô tô
Việc lắp đặt tín hiệu đóng/mở xe chỉ áp dụng trên các xe ô tô đăng ký kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, đảm bảo quản lý được trạng thái
đóng/mở tại các cửa hành khách lên, xuống xe. Phải lắp đặt TBGSHT ở vị trí lái xe quan sát được đèn báo trạng thái hoạt động của thiết bị; phía trên mặt
bảng điều khiển của lái xe phải có đầy đủ các bộ phận: cổng kết nối máy tính và máy in, các tín hiệu báo hiệu, bảng hướng dẫn
sử dụng TBGSHT.
Trường hợp lắp đặt TBGSHT ở các vị trí khuất tầm nhìn của lái xe thì phải gắn cố định trên mặt bảng điều khiển các bộ phận sau: cổng kết nối máy tính
và máy in, các đèn báo hiệu trạng thái hoạt động lặp lại của thiết bị, bảng hướng dẫn sử
dụng TBGSHT.
Bảng hướng dẫn sử dụng TBGSHT phải thể hiện các thông tin sau:
+ Thông tin liên hệ của nhà cung cấp TBGSHT;
+ Thao tác đăng nhập, đăng xuất lái xe;
+ Trạng thái hoạt động của thiết bị thông qua tín hiệu, báo hiệu;
+ Thao tác kết nối máy in và máy tính với TBGSHT.
Hiện nay Vietnamtelecom là đơn vị đang cung cấp Thiết bị định vị GPS MID8084(thiết bị giám sát hành trình MID 8084) và Đầu đọc thẻ RFID và thẻ RFID lắp trên xe taxi đáp ứng đầy đủ các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình của ô tô của Bộ Giao thông vận tải và được bộ giao thông vận tải cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn QC31/2014 đối với các sản phẩm trên.
⏩ Có thể bạn quan tâm:
-
Giải pháp định vị cho xe Taxi (GPS) 👁️🗨️ 306 ⭐⭐⭐⭐⭐
-
Tại sao nên chọn bộ đàm 3G taxi? 👁️🗨️ 418 ⭐⭐⭐⭐⭐
-
Thành lập doanh nghiệp taxi và vận tải cần những gì? 👁️🗨️ 325 ⭐⭐⭐⭐⭐
📌📌 Vietnam Telecom được Thành lập từ năm 1995. Chúng tôi là nhà cung cấp thiết bị an ninh, thông tin liên lạc hàng đầu Việt Nam và châu Á. Các sản phẩm cung cấp bao gồm: Máy bộ đàm, Các thiết bị taxi, Camera giám sát, phụ kiện…
=============
👉👉 Liên hệ ngay để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất:
🌎Website: www.thegioibodam.vn
☎️Hotline: 0932 352 866
Bình luận