Danh mục

Viettel: “4G vẫn là mạng viễn thông chủ đạo trong 3 năm tới”

CEO Viettel Networks – ông Đào Xuân Vũ khẳng định sẽ tiếp tục phát triển mạng 4G là mạng viễn thông chủ đạo trong 3 năm tới, đồng thời sẽ tiến hành đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa để nâng trải nghiệm của khách hàng.

Sử dụng sóng di động 4G/3G/2G là công nghệ mới nhất được áp dụng vào bộ đàm

Viettel sẽ phát triển mạng 4G như mạng viễn thông chủ đạo trong 3 năm tới, đồng thời sẽ tiến hành đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa để nâng trải nghiệm của khách hàng

Dự đoán nhu cầu về dữ liệu 4G sẽ tăng 5 lần trong tương lai

Kể từ khi bắt đầu cung cấp dịch vụ vào tháng 4/2017, đến nay Viettel đang sở hữu 40.000 trạm thu phát sóng và hơn 26 triệu thuê bao 4G trên toàn quốc. Theo dữ liệu của hãng viễn thông này cung cấp, tốc độ tăng trưởng của lưu lượng data và thuê bao 4G Viettel tăng gấp đôi qua mỗi năm. Tỷ trọng lưu lượng data 4G trên tổng lưu lượng data toàn mạng Viettel tăng từ 77% trong 6 tháng cuối năm 2019 lên 82% trong 6 tháng đầu năm 2020. Số lượng thiết bị đầu cuối 4G của Viettel đạt 39.3 triệu máy, chiếm gần 70% tổng số đầu cuối di động.

“Lưu lượng phát sinh trên mạng 4G của Viettel vào năm 2023 sẽ tăng 3 lần so với hiện tại, đến năm 2025 sẽ gấp tới 5 lần. Do đó, 4G vẫn là một trong những công nghệ chủ đạo của Viettel, bên cạnh sự xuất hiện của các công nghệ mới như 5G, IoT, NG-PON”, CEO của Viettel Networks phân tích.

Cũng theo như thống kê của Viettel, thuê bao 2G và 3G đang có xu hướng giảm rõ rệt từ 5 – 15%. Lượng máy 3G hiện nay chỉ còn 3.5 triệu, tương đương 6% toàn mạng. Nhu cầu dùng dữ liệu và dịch chuyển thuê bao từ công nghệ cũ 2G và 3G lên 4G được dự đoán sẽ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trong vài năm tới. Trong khi đó những ứng dụng cần sử dụng sức mạnh của mạng 5G như xe tự lái, VR, AR, nhà máy thông minh,…còn chưa phổ biến tại Việt Nam. Dễ hiểu vì sao Viettel vẫn sẽ ưu tiên phát triển chủ đạo mạng di động 4G trong 3 năm tới.

Viettel tiến hành đầu tư lắp đặt trạm phát 4G tại nhiều khu vực trên toàn quốc

Lời giải của Viettel cho bài toán thiếu tài nguyên nhưng yêu cầu cao về chất lượng

Ông Đào Xuân Vũ cho biết: “Khi quy hoạch mạng lưới hàng năm, định hướng về cả kỹ thuật và kinh doanh, chúng tôi vẫn đặt ưu tiên hàng đầu cho mạng 4G bởi nhu cầu cả về lượng và chất đối với dịch vụ này còn rất lớn và cấp thiết”. Về giải pháp, CEO của Viettel Networks chia sẻ Viettel phải “đi nhiều chân” và “làm toàn diện” để đảm bảo chất lượng mạng.

Về phần cứng

Từ năm 2017 – 2019, hàng năm Viettel đều phát sóng thêm 1.500 – 2.000 trạm 4G. Đến năm 2020, số trạm 4G phát triển mới dự tính là 5.000 trạm. Hãng viễn thông này chủ động lựa chọn đầu tư các thiết bị hiện đại, tích hợp đa công nghệ, đa băng tần, anten búp sóng kép (twin beam), anten 4T4R (4 thu 4 phát)… với mục tiêumở rộng vùng phủ sóng và tăng dung lượng của trạm phát sóng. Viettel cũng cho trạm 3G cũ được chuyển đổi sang công nghệ mới là SDN (Software Defined Network) có thể hỗ trợ đồng thời cả mạng 3G và 4G.

Về phần mềm

Những kỹ sư của Viettel liên tục nghiên cứu, tối ưu hóa hệ thống;nhằm tìm ra bộ tham số tốt nhất giúp mạng lưới phát huy năng lực hiệu quả nhất;với tài nguyên hiện có. Hiện tại, Viettel đã tự xây dựng và sở hữu bộ công cụ phần mềm ưu việt,;ứng dụng công nghệ xử lý dữ liệu lớn, có thể tự động giám sát 24/7, tối ưu chất lượng dịch vụ 4G.

“Chúng tôi xây dựng các chương trình hiện đại hóa mạng lưới hàng năm. Riêng với 4G, Viettel áp dụng nhiều công nghệ mới vào mạng 4G;để cung cấp những dịch vụ tiện ích trên nền tảng này như;LTE-Advanced, VoLTE, chia sẻ phổ tần (spectrum sharing), CRAN, LTE-M, IoT… Việc nâng cấp và tạo bước tiến mới cho mạng 4G;sẽ góp phần thay đổi diện mạo mạng viễn thông – CNTT của Việt Nam,;cùng với 5G mang lại hạ tầng số, phục vụ kiến tạo xã hội số”,;ông Đào Xuân Vũ cho biết thêm thông tin.

Viettel đã và đang đẩy mạnh tăng cường chất lượng mạng 4G trên toàn quốc. Không chỉ tập trung vào những khu vực đông dân cư như;thành phố, đô thị, khu công nghiệp, trường học, nhà ga, bến tàu,…mà cả những khu vực vùng sâu vùng xa như nông thôn, biên giới, biển đảo,…đều được Viettel đảm bảo sẽ cung cấp dịch vụ mạng 4G tối ưu và chất lượng tốt nhất.

Về chính sách kinh doanh

Để thúc đẩy khách hàng chuyển đổi từ mạng 2G và 3G sang sử dụng mạng 4G,;Viettel đang phối hợp với các nhà cung cấp smartphone 4G;để hỗ trợ giá tốt cho khách hàng và triển khai nhiều gói cước data đa dạng.

Viettel tung ra hàng loạt chính sách nhằm thu hút người dùng chuyển đổi sang mạng 4G

Thành tựu của Viettel trong công cuộc nâng cao chất lượng mạng 4G

Viettel đã đánh giá chất lượng mạng 4G bằng cách tổ chức bộ máy đo kiểm độc lập;và sử dụng nhiều phương pháp đo lường khác nhau. Từ năm 2019, Viettel áp dụng thêm thang điểm của Umlaut (P3);theo chuẩn của Viện Tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu (ETSI). Theo kết quả đo ở 22 tỉnh miền Bắc và miền Trung,;dịch vụ data của Viettel đạt 507/600 điểm,;cải thiện rõ rệt ở tất cả các loại địa hình.  Quý 1/2020, hệ thống đo chất lượng truy cập Internet thuộc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) ghi nhận;mạng data của Viettel có tốc độ tải xuống, tải lên trung bình tương ứng là;41.45 Mbps và 32.70 Mbps, cao nhất trong các nhà mạng viễn thông tại Việt Nam.

Viettel có chất lượng mạng 3G/4G tốt nhất Việt Nam hiện nay

Tuy nhiên, ông Đào Xuân Vũ cũng cho rằng;những nỗ lực về mặt kỹ thuật để nâng cao chất lượng mạng 4G;chỉ là giải pháp tạm thời, là bước đệm;để đáp ứng nhu cầu đang bùng nổ;trong bối cảnh chưa có tài nguyên tần số chính thức cho 4G. Ông mong muốn các cơ quan quản lý Nhà nước;có thể hỗ trợ các nhà mạng viễn thông về chính sách nhập khẩu thiết bị đầu cuối,;thay đổi gói cước… để khuyến khích người dân sử dụng mạng 4G nhiều hơn.

 (Vietnam Telecom biên tập và tổng hợp lại dựa trên bài viết của VietNamNet)

Có thể bạn quan tâm:

Bộ đàm 4G – Thế hệ bộ đàm tân tiến nhất hiện nay

Ưu Nhược Điểm Của Mạng 2G, 3G Và 4G

Thế nào là mạng di động 1G, 2G, 2.5G, 3G, 4G?


Bình luận

0932.352.866